Giáo sư Trương Tửu với phê bình văn học "khoa học và khách quan"

09:06 01/09/2023

Với một lực đọc mạnh, một bản lĩnh và cá tính mạnh, một sự nhạy cảm lý luận không dễ kiếm, Giáo sư Trương Tửu đã đến với nghiệp phê bình văn học và để lại dấu ấn đậm của mình. Viết "Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ", "Kinh Thi Việt Nam", "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Văn chương Truyện Kiều", "Văn nghệ bình dân Việt Nam" v.v... ông đã khiến không chỉ một người cho đó là những thành tựu nghiên cứu phê bình văn học theo quan điểm marxisme đầu tiên ở Việt Nam.

Trước năm 1945, thi sĩ Nguyễn Vỹ và phê bình gia Trương Tửu (1913 - 1999) là hai người bạn đặc biệt thân thiết trong làng văn làng báo Việt Nam. Nhớ về bạn văn Trương Tửu, Nguyễn Vỹ có những nhận định rất thú vị: "Trương Tửu có khướu ngôn ngữ và lý luận... Anh là một nhà toán học chống giáo lý, đi tìm một bài toán cho nhân sinh với những công thức do anh tự chế biến ra, không theo công thức điển hình nào cả. Và không bao giờ anh đúng, ít khi anh nói phải, nhưng luôn luôn anh có lý... Với anh, sai lầm chống chân lý, và luôn luôn sai lầm thắng chân lý".

Đọc lại các công trình phê bình văn học của Trương Tửu, đặt chúng trong bối cảnh của nền phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, mới thấy: hóa ra cái nhận định tưởng như... "tréo cẳng ngỗng" ấy của Nguyễn Vỹ là có cơ sở. Từ xuất phát điểm "tri kỷ tương giao", ông đã "bóc" ra được phần nào cá tính độc đáo và bản lĩnh cứng cỏi của nhà phê bình văn học Trương Tửu.

Giáo sư Trương Tửu.

Năm 1942, với bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu đã cho công bố liền hai cuốn sách: "Nguyễn Du và Truyện Kiều" và "Văn chương Truyện Kiều". (Mười lăm năm sau ông còn trở lại với kiệt tác văn học này bằng công trình "Truyện Kiều và thời đại của Nguyễn Du"). Ngay lập tức, hai cuốn sách ấy làm văn đàn Việt Nam nổi sóng.

Bởi, suốt hơn một trăm năm kể từ khi "Đoạn trường tân thanh" xuất hiện, người Việt Nam ai nấy đều say mê thưởng thức "Truyện Kiều", kính phục văn tài Nguyễn Du và cảm thương trước cuộc đời ba chìm bảy nổi của kiều nữ họ Vương. Thậm chí có người còn đề cao "Truyện Kiều" đến mức coi đó là "thánh thư", là "kinh phúc âm" của người Việt. Vậy mà với Trương Tửu, thì bản thân cuốn thánh thư ấy chỉ là sự phản chiếu đầy đủ về "một xã hội ốm, một đẳng cấp ốm, một cá tính ốm". Vẻ đẹp hình thức của cuốn thánh thư ấy - điều tưởng như dẫu sao cũng không thể phủ nhận được - theo Trương Tửu, "nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma".

Tôi dám chắc rằng, sống trong bầu khí quyển văn hóa Việt Nam, dù ở bất cứ thời nào, phải là người "gan cùng mình" mới có thể tung ra giữa công chúng những luận điểm "trái tai" như trên. Và quả thật, Trương Tửu đã bị những cây bút cùng thời như Hoài Thanh, Ngô Tất Tố, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân v.v... phản đối dữ dội. Những luận điểm về Nguyễn Du và "Truyện Kiều" - như đã nêu trên - là kết quả tất yếu của cái cách mà ông áp dụng phương pháp phê bình văn học được chính ông gọi là "phê bình khoa học" khi phê bình "Truyện Kiều".

Nói ngắn gọn, "phê bình khoa học" của Trương Tửu đòi hỏi thái độ khách quan trong khi phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng. Thứ nữa, nó yêu cầu khả năng vận dụng lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học liên ngành như xã hội học, tâm lý học, di truyền học v.v... vào phê bình văn chương.

Trên thực tế, quả đúng là Trương Tửu đã kết hợp nhiều lý thuyết để mổ xẻ "Truyện Kiều": thuyết đấu tranh giai cấp và văn học phản ánh xã hội của Karl Marx, Engels, Plekhanov, Lapargue; thuyết tâm phân học của Sigmun Freud, Ernest Dupre, Maurice de Fleury; thuyết chủng tộc - địa lý của Hippolite Taine... Chỉ có điều, ông áp dụng chúng theo cách riêng của ông, nghĩa là khá máy móc và cực đoan.

Dù sao, sự máy móc và cực đoan của Trương Tửu cần phải được nhìn nhận như những lúng túng không thể tránh khỏi khi lần đầu tiên vận hành một phương pháp phê bình văn học mới, một phương pháp phê bình khác hẳn lối thẩm bình văn chương nghiêng về chủ quan, trực giác đã có từ trước đó, mà Hoài Thanh là một đại diện tiêu biểu. Thậm chí có thể khẳng định, "phê bình khoa học" của Trương Tửu là một bước tiến về tư duy của nền phê bình văn học Việt Nam ở thời điểm đó.

Với Trương Tửu, phê bình văn học không chỉ là một nghệ thuật, mà nó đã trở thành một khoa học: văn chương không còn là một cái gì đó thần bí không thể hiểu được, nhà phê bình hoàn toàn có thể và cần phải "làm việc" được với tác phẩm văn chương - giống như nhà sinh vật học làm việc được với những mẫu cỏ cây của mình. Và ông chính là một trong những nhân vật lĩnh ấn tiên phong trên con đường đưa phê bình văn học Việt Nam trở thành một khoa học văn chương.

Không phải chờ tới khi phê bình "Truyện Kiều" thì Trương Tửu mới bộc lộ cái bản lĩnh dám trung thực với quan điểm của mình, dám chấp nhận va chạm với những quan điểm trái chiều, thậm chí dám chấp nhận bị mất lòng.

Năm 1935, trên Báo Loa, ông viết một loạt bài phê bình văn chương đương đại. Khi viết về cuốn "Nửa chừng xuân" của Khái Hưng, ông hạ bút: "Đọc hết "Nửa chừng xuân", tôi tin rằng ông Khái Hưng không thể là một nhà tiểu thuyết tả thực, hiểu theo nghĩa xác đáng của nó. Ông có tài nhưng không có khiếu. Bởi vậy nên khi tôi thấy ông vác bút vào cái rừng phong tục hay cái hang lịch sử Việt Nam, tôi e ông chỉ ra không, hoặc giả đem theo được vài... cục đất". Tranh luận với Thạch Lam, ông nói không kiêng nể: "Từ nay tôi không bằng lòng nói chuyện với ông Thạch Lam vì ông không phải là một nhà văn, không phải là một nhà hài hước. Ông Thạch Lam chỉ là một anh chàng nói lỡm".

Về sau này, khi viết "Nguyễn Du và Truyện Kiều", như lường trước được sự phản đối của những người chủ trương thẩm bình văn chương bằng chủ quan, trực giác, ông "đánh phủ đầu" bằng một khẳng định ở phần "Khái luận" của cuốn sách: "Nghiên cứu một văn phẩm mà không tìm đến cá tính nhà văn và hình ảnh của xã hội đương thời với nhà văn phản chiếu trong văn phẩm ấy, tức là không hiểu gì về nghệ thuật phê bình hết".

Năm 1948, trong bối cảnh mà nền văn nghệ kháng chiến đang đẩy tiêu chí "đại chúng hóa văn nghệ" lên hàng đầu, trên Tạp chí Sáng tạo của Đoàn văn nghệ kháng chiến liên khu IV, ông vẫn riết róng tách bạch: "Chúng ta đã có nhiều bài văn vần kháng chiến. Chúng ta đã có nhiều bài ca kháng chiến. Chưa có những bài thơ kháng chiến" (Thơ Việt sẽ đi tới đâu?).

Năm 1957, trong xu thế mà gần như toàn bộ học giới không thừa nhận các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán (của người Việt Nam) là những tác phẩm văn học thuần tính dân tộc, thì ông khẳng định: "Văn học Hán Việt của các thế kỷ quá khứ là một bộ phận của văn học sử dân tộc, một bộ phận khăng khít của truyền thống văn học dân tộc" (Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam).

Viết về Trương Tửu, các nhà nghiên cứu lớp con cháu có lúc đã không giấu nổi ngạc nhiên thích thú vì sự "đi bước trước" của ông trong phê bình văn học. Xin được dẫn ra ở đây. Trịnh Bá Đĩnh: "Đọc chẳng hạn những dòng dưới đây thú thật chúng tôi rất ngạc nhiên về thời điểm ra đời của nó trong lịch sử phê bình văn học của ta: Nhưng tiếng nói vừa là một âm thanh mà lại vừa là một kí hiệu (signe), một tượng trưng (symbol) để các người trong xã hội dùng đến khi muốn hiểu nhau. Nó chứa đựng một ý nghĩa mà xã hội đã định cho nó... Một tác phẩm được một xã hội cho là đẹp, vì tác phẩm ấy biểu thị được cái hình thức tình cảm và tư tưởng cần thiết cho sự tồn tại và luân lý đang có... Không nghi ngờ gì rằng các mảnh vỡ của lý thuyết cấu trúc, ký hiệu học và tiếp nhận nghệ thuật đã bay lạc đến lãnh thổ của chúng ta và để lại dấu vết từ khi đó" (Nguyễn Bách Khoa - ''Khoa học văn chương'').

Trương Tửu xuất thân trong một gia đình dân nghèo đông con ở Hà Nội. Thời tuổi trẻ, ông đã hai lần hô hào bãi khóa, làm reo, hai lần bị nhà trường thực dân đuổi học. Sớm phải vào đời kiếm sống bằng nghề dạy học tư, viết văn, viết báo, ông hoàn thiện tri thức cho mình chủ yếu qua con đường tự học bút danh Nguyễn Bách Khoa mà ông chọn cho mình có lẽ đã nói lên phần nào cái tham vọng chiếm lĩnh những chân trời hiểu biết của ông).

Với một lực đọc mạnh, một bản lĩnh và cá tính mạnh, một sự nhạy cảm lý luận không dễ kiếm, ông đã đến với nghiệp phê bình văn học và để lại dấu ấn đậm của mình. Viết "Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ", "Kinh Thi Việt Nam", "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Văn chương Truyện Kiều", "Văn nghệ bình dân Việt Nam" v.v... ông đã khiến không chỉ một người cho đó là những thành tựu nghiên cứu phê bình văn học theo quan điểm marxisme đầu tiên ở Việt Nam.

Sau năm 1954, đi "chuyến xe bão táp" của thời cuộc, ông bỏ nghiệp phê bình văn học, một lần và mãi mãi. Trương Tửu là vậy, luôn rành mạch với chính mình, rành mạch tới mức cực đoan, trên con đường xây dựng một phê bình văn học "khoa học và khách quan".

Hoài Nam

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đắt Vũ (SN 1987, pháp danh Thích Nguyên Huy, Thích Vạn Chánh, thường trú tại phường 8, TP Đà Lạt) về hành vi xâm hại tình dục nhiều chú tiểu tại một cơ sở tự phát ở đường Kim Đồng, phường 6, TP Đà Lạt.

Sáng 7/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, dù được các bác sĩ Bệnh viện nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân Nguyễn T. P (SN 1972, trú ở huyện Quảng Điền, TP Huế) đã tử vong do vỡ phình mạch não khi tham gia giải chạy Marathon.

Sau bài viết "Thanh tra tỉnh Bình Dương nói gì về hướng giải quyết dứt điểm vướng mắc Dự án Roxana Plaza", Báo CAND đã nhận được một số ý kiến phản hồi của bạn đọc xưng danh là người mua nhà tại dự án này và cho rằng mình bị lừa, phải khổ sở chờ đợi trong nhiều năm hoặc bị ép trả thêm tiền mua nhà… Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, thông tin thêm xung quanh vụ việc này.

Phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol hôm 4/4 không chỉ khép lại một chương đầy tranh cãi trong lịch sử chính trị Hàn Quốc, mà còn mở ra một giai đoạn mới đầy bất định. Quyết định này đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử hiện đại, một tổng thống dân cử bị phế truất thông qua luận tội (trước đó là bà Park Geun-hye năm 2017).

Ngày 6/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thông tin thêm về những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Công ty cổ phần Asia life liên quan sản phẩm kẹo Kera. Đáng lưu ý, nguyên vật liệu là rau phải được thu mua từ các nông trại của các nhà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng lại mua sẵn bột rau có các hàm lượng dưới mức tiêu chuẩn.

Chiến thắng trước U17 Hàn Quốc của U17 Indonesia tại VCK U17 châu Á 2025 không phải tự dưng mà có. “Trái ngọt” ấy hình thành từ một hệ thống giải trẻ được thực hiện bài bản và quy củ tại đất nước vạn đảo, ngay từ cấp độ 17 tuổi. Đó có thể xem là chuẩn mực để U17 Việt Nam hay rộng hơn là bóng đá trẻ Việt Nam nhìn vào.

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Gặp Đại uý Lê Quang Thành, cán bộ Đội phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực sản xuất trái phép chất ma tuý (Đội 5), Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Gương điển hình tiên tiến Công an TP Hà Nội năm 2024; "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, tôi vừa thấy quen vừa thấy lạ.

Giữa Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, người phụ nữ dáng gầy, tóc bạc trắng, lặng lẽ đặt bó hoa cúc vàng lên phần mộ, trên bia chỉ vỏn vẹn mấy dòng: "Liệt sĩ chưa biết tên, hy sinh năm 1972". Bà đứng lặng rất lâu, rồi khe khẽ gọi: "Có phải con không, Hưng?!".

Những ngày này, khuôn viên Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị rộn ràng hơn bao giờ hết. Cờ, hoa được giăng khắp các dãy nhà, âm thanh của những buổi tổng duyệt văn nghệ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vang lên khắp nơi.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Công an tỉnh Thanh Hoá ví như "liều vaccine" quan trọng, giúp trẻ vị thành niên tăng sức đề kháng mạnh mẽ trước tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội.

Phong trào Hamas ngày 6/4 (giờ địa phương) tuyên bố đã bắn một loạt rocket vào các thành phố ở phía Nam Israel để đáp trả "vụ thảm sát" dân thường ở Dải Gaza - động thái có thể thổi bùng xung đột giữa hai bên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文