Nhà văn, Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng: Người nông phu lắm "Nhà"

08:14 08/12/2022

Tôi gặp nghệ sĩ Thế Hùng nhờ một cơ duyên từ bạn văn giới thiệu. Dù với tôi, tên tuổi ông không lạ. Ông là nhà văn, nghệ sĩ, họa sĩ, Tiến sĩ mỹ học và nhiều "nhà" khác. Nếu cái thời còn thịnh hành in name card, ông rất khó trình bày trên một dòng kẻ hết các công việc nghề nghiệp của mình.

Thế Hùng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã là "chủ nhân" của 6 tập thơ. Nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ tên tuổi như Phan Huỳnh Điểu, Văn Ký, Thuận Yến, Huy Du, Chu Minh, Huy Thục, Văn Dung... phổ thành 26 ca khúc. Thế hệ nhạc sĩ này, giờ chỉ còn Đại tá Huy Thục, đa phần đã trở thành người "muôn năm cũ". Họ có "thứ hạng" trong "ngôi đền âm nhạc", tất cả đều đã được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc. Nói thế để khẳng định một điều: thơ được các nhạc sĩ "cây đa, cây đề" phổ nhạc hẳn thơ không phải "dạng vừa". Là hội viên, chuyên ngành thơ, nhưng văn đàn còn biết đến Thế Hùng với tư cách là nhà lý luận phê bình văn học.

Nhà văn, Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng.

Không chỉ là nhà thơ có thơ được các nhạc sĩ lớn phổ nhạc, Thế Hùng là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, "chủ nhân" của 150 ca khúc, từng tổ chức 4 đêm nhạc ở Hà Nội và Ninh Bình - quê gốc của ông. Nhiều ca khúc của ông như "Lời ru của biển", "Quan họ mùa xuân", "Tình khúc mùa hè", "Bản Tango mùa thu" được nhiều ca sĩ có tên tuổi biểu diễn. Học trò của ông, đều là những ca sĩ, nhạc sĩ thành danh; đó là các nhạc sĩ Đỗ Bảo, Hồ Hoài Anh, các ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Khánh Linh, Quang Hào...

Thế Hùng còn là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, "chủ nhân" của hàng trăm bức tranh trên các chất liệu lụa, sơn dầu, Acrylic, sơn mài... Tranh của ông có ba mảng đề tài: tĩnh vật, phong cảnh và trừu tượng.

Là Tiến sĩ chuyên ngành Mỹ học, tất nhiên họa sĩ Thế Hùng là người thầy, giảng viên bậc 9/9 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã từng giảng dạy tại 10 trường đại học, thuyết trình 12 chuyên đề với hơn 1.500 buổi đào tạo nhân lực mỹ học khắp cả nước. Về mỹ học, anh đã xuất bản 12 đầu sách, 8 đĩa DVD. Thế Hùng còn là nhà báo. Ông tốt nghiệp ba trường đại học danh giá: Mỹ thuật công nghiệp, Học viện Báo chí, Khoa học xã hội và nhân văn; từng 10 năm làm phóng viên của Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam).

*

Không phải ngẫu nhiên, Thế Hùng được giới trong nghề gọi là họa sĩ của "Giai điệu màu". Giai điệu và tiết tấu của âm nhạc thấm vào ông, hiện ra, ập vào hội họa; lúc mạnh mẽ cuồn cuộn như thác, lúc hiền hòa như dòng sông xa nguồn… Tác phẩm hội họa của ông, có biên độ, trường cảm tạo nên dư ba, đánh thức những suy tư trăn trở của người xem tranh.

Có câu chuyện lạ kỳ với "đời cọ" của Thế Hùng: năm 1992, sau triển lãm cá nhân gây tiếng vang đầu tiên, ông "ly thân" với hội hoạ. Ông mới trở lại với hội họa hai năm nay, khi COVID -19 bùng lên. Từ khi quay lại, chuyên tâm với hội họa, mà ông gọi là "người tình định mệnh", Thế Hùng đóng cửa vẽ, ít giao du và không tiếp bất cứ ai. Ông bộc bạch: "Một ngày của tôi bắt đầu từ 5 giờ sáng, sau vệ sinh cá nhân, tôi ngồi cầm cọ đến 11 giờ trưa. Sau giờ đó là đọc sách, đánh đàn, nghe nhạc, làm phác thảo. Đúng 4h chiều là bóng bàn".

Thế Hùng vẽ như trời phú, nhập đồng, vượt ra khỏi mọi ràng buộc, khuôn phép... tự do giải phóng cảm xúc. Thế Hùng ở khu đô thị Time city. Ông có hai căn hộ cùng một tòa nhà, căn tầng dưới để ở, căn tầng trên dùng làm Art Gallery, có tên là "Salon D'Arts Thế Hùng". Gọi Thế Hùng nhiều nhà theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen đều đúng,.

"Salon D'Arts Thế Hùng" chật tranh, với đủ kích cỡ, treo từ chân tường đến chạm nóc. Đó là không gian của hàng trăm bức tranh đã xong và đang vẽ dở; số tranh đang phác thảo và chỉnh sửa nhiều vô kể. Ông chia sẻ: "Căn dưới để sáng tác và dạy vẽ. Căn này trưng bày, trước là cho mình, gia đình, sau là bạn bè và những nhà sưu tập, những người yêu tranh Thế Hùng".

Thế Hùng là người làm về văn hóa, đa diện nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ông sống sang và kỹ. Ngay cả việc chọn khung tranh ông cũng vô cùng kỹ lưỡng. Hầu hết là loại khung theo đúng nghĩa mà người trong nghề gọi là chơi khung. Trong nhà của Thế Hùng toàn khung đục chạm bằng gỗ sồi nhập từ Nga về theo mẫu khung tranh cổ điển của các bảo tàng châu Âu…

Điểm nhấn giữa "Salon D'Arts Thế Hùng" là cây đàn Piano 3 chân đen bóng đặt trên bục tròn. Cảm giác chung là đẹp, đa dạng, phong phú, không nhàm chán. Thật dễ dàng nhận thấy phòng tranh của một hoạ sĩ làm thơ, sáng tác nhạc và trang trí nội thất tôn trọng một phong cách đó là sự sang trọng. Tôi đồng tình với nhà sử học Dương Trung Quốc khi tới thăm nơi đây: "Đây là một cách chơi khôn ngoan, khôn ngoan hơn sang trọng".

Nhìn tranh Thế Hùng bày trong "Salon D'Arts Thế Hùng", tôi hỏi ông về sự đa dạng trong bút pháp hội hoạ. Thế Hùng nói: "Đúng, đó là những đoạn đường, là những giai đoạn tôi đã đi, mò mẫm, dò dẫm để tìm cho mình một lối đi riêng mà trong nghệ thuật gọi là phong cách".

Đúng là Thế Hùng đã nhọc nhằn tìm lối. Từ hiện thực, siêu thực đến biểu hiện… cho đến khi ông gặp được cụ Van Gogh. Thế Hùng như được nhập vào dòng chảy rất xiết của trường phái Ấn tượng (Impressionnistes). Ông ngộ ra mình. Đây mới đúng là ông và đó là liên thẩm mang phong cách rất Thế Hùng trong thơ - nhạc - họa. Tất cả đồng nhất: tung phá, bay lượn, thoải mái, vẽ như chơi, như dạo nhẹ một bản đàn.

Tác phẩm “Cơn giông” của Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng.

Những nhát bút nguyên màu để cạnh nhau cho chúng tự tan vào mắt người xem (như cách biểu hiện của trường phái Ấn tượng) như những câu thơ ngắt bậc thang bảng lảng xuống dòng, như khúc thức trong cách tiến hành và phát triển giai điệu từ mở đầu các ca khúc thường là gam thứ, giữa chừng ly điệu sang gam trưởng cho sáng lên, đảo phách liên tục và về kết (coda) gam thứ chủ âm.

Bỏ vẽ 28 năm, miên man trong các loại hình nghệ thuật để rồi khi ngoại thất tuần trở lại dò tìm và thăng hoa trong hội họa suốt 2 năm. Thế Hùng cứ mê mải vẽ cho đến khi người xem nhận ra những nhát bút khoáng hoạt, tung tẩy rất Thế Hùng trong các bức: "Biển chiều", "Hoàng hôn", "Mùa xuân", "Bến quê", "Hà Nội ngàn xưa", "Trăng chiều", "Đốm lửa chiều", "Cầu Long Biên"… Từ các nét bút li ti như hàng ngàn lá tre đến những nhát bút to, khỏe khoắn vạm vỡ như luống cầy trong các bức "Hoàng hôn", "Biển chiều" đều nhất quán một bút pháp khi cây cọ được một cây bút tài hoa thể hiện.

"Đường em về đã thu/ xin đừng đụng vào cây mùa lá rụng/ Những chiếc lá vàng/ Bay bay trong gió/ Thông điệp của trời gửi cho đất/ Nụ hôn thiên thần trao gửi cho nhau", (thơ Thế Hùng).

Tranh của Thế Hùng nhiều đề tài, nhưng mùa thu, lá vàng, gió vàng, nắng vàng... gây cảm giác xao xuyến, bâng khuâng. Ngắm "Bến quê", "Trung du", "Thảo nguyên", "Hoàng hôn".... và nhiều tác phẩm khác, không thể không nhớ mấy câu thơ "Đường về em đã thu" của ông.

*

Quý Mão này nhà văn, họa sĩ Thế Hùng bước vào tuổi 76. Tuy nhiên, ông có phong cách trẻ trung, thần thái lãng tử. Năm 2022 vừa qua, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75, Thế Hùng vừa tổ chức triển lãm "Giai điệu màu", giới thiệu 75 bức tranh ứng với 3 mảng đề tài: tĩnh vật, phong cảnh và trừu tượng; vừa ra mắt "Tuyển tập Thế Hùng"- tập 2, giới thiệu các tác phẩm thơ, âm nhạc, hội họa và phê bình nghệ thuật.

Thế Hùng sinh ra ở Ninh Bình, nhưng 7 tuổi ông đã theo cha ra Hà Nội. Không phải "gốc Hà Nội" nhưng ở ông toát lên chất Tràng An. Là bạn vong niên với Thế Hùng, nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bạn với sự nghiêm cẩn nhưng tự hào: "Thế Hùng đảm nhận nhiều "nhà" - Nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nhạc, nhà họa, nhà phê bình nghệ thuật, nhà hùng biện, lại còn là Tiến sĩ Mỹ học nữa. Ở Thế Hùng luôn hội tụ lòng đam mê và tâm huyết với bất cứ công việc gì mà mình yêu thích".

Với bạn bè, Thế Hùng được gọi là một "Nông phu có lối sống sang trọng trên cánh đồng nghệ thuật". Quả đúng vậy, Thế Hùng ưa cách gọi này.

Sông Nghèn

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文