Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng tình yêu ở lại

11:04 18/08/2024

Một số chương trình biểu diễn và triển lãm đang được chuẩn bị tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - một trong những nhân vật tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2000. Tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc quen thuộc công chúng nhiều thế hệ.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 trong một gia đình tiểu thương tại Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia hướng đạo sinh. Mối tình đầu của ông là cô hàng xóm có tên là Mộng Tân. Ông thường làm thơ và vẽ tranh để tặng Mộng Tân.

Cuối năm 1944, Phan Huỳnh Điểu có dịp xem vở kịch “Tục lụy” của Thế Lữ với phần âm nhạc của Lưu Hữu Phước công diễn ở Hội An, khiến ông xúc động muốn viết nhạc. Lấy sự tích dân gian, Phan Huỳnh Điểu sáng tác ca khúc đầu tay “Trầu cau” và đem hát cho Mộng Tân nghe, thay lời tỏ tình. Thấy Mộng Tân không nói gì, Phan Huỳnh Điểu không biết nàng chê người hay chê nhạc, nên lặng lẽ rút lui.

phan huynh dieu thoi tre.jpg -0
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu giai đoạn ở Liên khu 5, qua nét vẽ của đồng nghiệp.

Năm 1945, Phan Huỳnh Điểu chỉnh sửa lại ca khúc “Trầu cau” rồi viết thêm hai ca khúc “Đoàn vệ quốc quân” và “Tuyên truyền xung phong”. Chính nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tự biểu diễn các ca khúc đầu tay của mình trong phong trào hưởng ứng Cách mạng tháng Tám ở Đà Nẵng. Thật bất ngờ, ca khúc “Đoàn vệ quốc quân” với tinh thần “ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra đi thề chết chớ lui” được Nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế mua bản quyền để phát hành, và trả thù lao cho nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu số tiền 200 đồng, tương đương 5 chỉ vàng lúc đó. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tự thưởng mình một cây đàn guitar giá 80 đồng, còn 120 đồng mang về nhà biếu mẹ ruột.

Cuối năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tạm biệt Mộng Tân để lên đường tham gia cách mạng. Hai người ngồi bên nhau im lặng. Trong hoàn cảnh khói lửa khó lường, chẳng ai dám hứa hẹn với ai điều gì. Chỉ đến lúc tiễn Phan Huỳnh Điểu ra ngõ, Mộng Tân mới khe khẽ dặn dò: “Anh bảo trọng. Khi nào vẫn nghe được ca khúc mới của Phan Huỳnh Điểu thì em biết anh còn sống”. Đêm ấy, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết ca khúc “Mùa đông binh sĩ” chính thức gia nhập đội ngũ văn nghệ tiên phong: “Nào ai đang ấm no, thấy chăng ngoài chốn xa/ Một đoàn hùng binh trấn biên cương/ Lạnh lùng với xa nhà/ Nhìn thấy gương xả thân lòng đau xót/ Thương người chốn xa”.

Năm 1947, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được phân công về Quảng Ngãi dạy học ở trường Lê Khiết. Trong các học trò của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có nữ sinh Phạm Thị Vân rất xinh đẹp và rất quan tâm đến thầy giáo. Ngược lại, thầy giáo Phan Huỳnh Điểu cũng có cảm giác đặc biệt với nữ sinh Phạm Thị Vân nhỏ hơn mình 8 tuổi. Quan hệ thầy trò cải thiện dần dần thành quan hệ tình nhân. Tháng 9/1949, đám cưới của chú rể Phan Huỳnh Điểu 25 tuổi và cô dâu Phạm Thị Vân 17 tuổi được tổ chức đơn sơ và ấm áp tại thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Hạnh phúc của họ được đánh đấu bằng bốn đứa con lần lượt ra đời, đặt tên theo thứ tự Phan Hồng Phong, Phan Hồng Việt, Phan Hồng Hà và Phan Hồng Minh.

Năm 1955, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đưa gia đình tập kết ra Bắc. Tại Hà Nội, ông tham gia thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và viết một loạt ca khúc thể hiện khát vọng thống nhất non sông, mà nổi bật nhất là ca khúc “Những ánh sao đêm” xao động tâm tư người Việt luôn mưu cầu không khí sum vầy: “Lòng nhớ thương quê hương miền Nam, anh hằng tha thiết ước mong ngày mai/ Anh sẽ đi về khắp làng quê, xây những ngôi nhà tương lai/ Dòng sông mát xanh chảy quanh phố phường/ Và nhiều công trường xây niềm vui mới/ Khi bóng đêm trở về rực ánh đèn lên, anh thấy như muôn ngàn vì sao thêu trong đêm tối”.

Cuối năm 1964, nhận lệnh chi viện cho chiến trường khu 5. Trở lại mảnh đất mà mình từng tha thiết “Nhìn về liên khu 5 ta nhớ, bát ngát mênh mông đồng lúa Phú Yên, Tam Quan bóng mát xanh tươi hàng dừa, trùng trùng rừng núi Tây Nguyên cao cao”, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vô cùng háo hức, nhưng lại ông lại xót thương người vợ Phạm Thị Vân phải một mình ở lại Hà Nội nuôi nấng bốn đứa con.

Trang đầu tiên của cuốn nhật ký “Vào Nam”, ngày 24/12/1964, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết: “Đêm Noel, xuất phát. Khoảng 4 giờ đến cầu Long Biên, lòng bâng khuâng nhớ nhiều kỷ niệm. Hôm nay, chắc Vân được nghỉ, ở nhà làm bánh cho các con. Qua vườn hoa Bảy Mẫu, nhìn lần cuối, đẹp, mơ mộng, có nhiều đổi thay. Dậy sớm, bị mất ngủ nên nhức đầu. Khoảng 5 giờ chiều tàu đến ga Văn Trai- Thanh Hóa. Nhớ hôm đi nghỉ hè với Vân ở Bạch Lạng, đùa nghịch kéo chân Vân và vui đùa cùng các con. Hoàng hôn, sương hơi mờ nhưng phía đông vẫn sáng. Đẹp, nhưng buồn, vì nhớ Vân và các con, nhớ Hà Nội”.

Nhạc sĩ Phan Hồng Hà, con trai của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, cho rằng những năm xa cách thực sự có ý nghĩa thử thách tình yêu mà bố mẹ mình dành cho nhau. Khoảng thời gian ấy không chỉ giúp tình yêu thêm bền chặt mà còn tạo chất xúc tác để nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết được nhiều ca khúc sau này.

Đầu năm 1971, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ra Hà Nội. Bà Phạm Thị Vân mừng mừng tủi tủi gặp lại người chồng đã gầy đi rất nhiều vì gian lao bom đạn. Những ngày điều dưỡng, nhìn người vợ tất bật chăm sóc mình, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu dùng một đoạn trong “Bài thơ tình yêu” của Dương Hương Ly để viết thành ca khúc “Cuộc đời vẫn đẹp sao” an ủi hiền thê: “Một tiếng chim ngân một làn gió biển/ Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến, thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu/ Ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau/ Ơi trái tim Việt Nam như mặt trời trước ngực, giữa thế kỷ hai mươi sáng rực, sáng ngàn năm ngàn năm”.

Vợ chồng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cuối năm 1964.

Đất nước hòa bình, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và gia đình định cư TP Hồ Chí Minh. Ông chuyên tâm vào việc phổ thơ thành ca khúc. Bên cạnh ca khúc “Bóng cây Kơ Nia” phổ thơ Ngọc Anh vào tháng 8/1971, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu áp sát sự rung động của mình vào thơ của Hoài Vũ, Xuân Quỳnh, Thúy Bắc, Trần Hoài Thu, Bùi Công Minh... mà có được nhiều ca khúc rung động công chúng như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Hành khúc ngày và đêm”, “Anh ở đầu sông, em cuối sông” hoặc “Sợi nhớ, sợi thương”.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu quan niệm: “Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên”.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tài hoa, trong sáng và dí dỏm nên rất được mọi người yêu mến. Ngôi nhà của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trên đường Thất Sơn, quận 10, TP Hồ Chí Minh luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thường nửa đùa nửa thật với bạn bè: “Ban đầu viết ca khúc, tôi không biết gì về luật âm nhạc. Tôi viết theo luật trái tim, lấy giai điệu từ trái tim mình kết nối trái tim người khác. Khi đã trau dồi thành thạo kỹ thuật âm nhạc, thì tôi lấy sự cảm nhận của vợ tôi để đo lường hiệu quả sáng tác. Ca khúc nào viết xong, tôi đều hát cho vợ tôi nghe trước tiên. Ca khúc được vợ tôi khen hay, thì chắc chắn sẽ phổ biến rộng rãi”.

Ngày 29/6/2015, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 91. Tròn 100 ngày sau khi ông mất, bà Phạm Thị Vân cũng rời khỏi dương gian ở tuổi 83. Thế nhưng, ân nghĩa tào khang 66 năm của họ vẫn ở lại cùng những ca khúc được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chắt chiu dâng tặng cuộc đời: “Tình ta như hàng cây đã yên mùa bão tố/ Tình ta như dòng sông đã yên mùa thác lũ/ Thời gian như ngọn gió mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại/ Kìa bao người yêu mới đi qua vùng heo may/ Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại”.

Lê Thiếu Nhơn

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.