Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023)

Trước Cách mạng Tháng Tám, Đào Mộng Long từng là nhạc sĩ

09:46 20/08/2023

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đào Mộng Long - cây đại thụ, một trong những ngôi sao rực rỡ nhất của bầu trời sân khấu Việt Nam - hẳn là công chúng khán giả đều đã rất quen biết.

Ông có nhiều vai diễn để đời mà không dễ gì người thứ hai có thể đảm đương: Chánh Tôn (Vở “Chị Hoà” của Học Phi), Pitơhắc (Vở “Hàng ngũ hòa bình” - kịch Nga), Tsiarô (Vở “Luba” - kịch Nga), Gôprơđilini (Vở “Khúc thứ ba bi tráng” - kịch Nga), người hát xẩm (Vở “Âm mưu và hậu quả” - tác giả Bửu Tiến và Nguyễn Hoàng Mai) …

Nhưng Đào Mộng Long từng là nhạc sĩ thì không nhiều người biết. Dễ hiểu, bởi ông chỉ viết nhạc thời kỳ Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp. Vả lại, do ông quá xuất sắc, nổi bật trong lĩnh vực sân khấu mà người ta dễ không để ý đến các hoạt động khác, mặc dù thời gian diễn ra Cách mạng tháng Tám, ở Sài Gòn ông đã có những bài hát được đông đảo công chúng biết tới và ưa thích.

Cố NSND Đào Mộng Long.

Từ năm 1943, Đào Mộng Long là kép hát chính của gánh Cải lương Nam Hồng, lưu diễn chủ yếu ở Sài Gòn và Nam bộ. Do theo gánh hát nay đây mai đó nên ông không có điều kiện tham gia một tổ chức cách mạng nào. Ông bàn với người chủ gánh hưởng ứng mọi hoạt động khi có bất cứ tổ chức nào yêu cầu.

Dạo đó, tại Sài Gòn, ở thời kỳ tiền khởi nghĩa, phong trào Thanh niên Tiền phong dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương lớn mạnh như Phù Đổng. Những đội ngũ chỉnh tề, hừng hực khí thế, dạt dào sức trẻ, hoạt động sôi nổi khắp nơi từ các ngõ hẻm đến những đường phố lớn. Ai cũng thấy rõ hoạt động của phong trào này đã làm thay đổi đáng kể bề mặt thành phố hoa lệ được coi là “Hòn ngọc của Viễn Đông” khi ấy.

Với sự nhạy cảm vốn có của người nghệ sĩ, Đào Mộng Long cảm nhận rõ như sắp có một sự kiện gì đó vô cùng trọng đại sẽ diễn ra, làm thay đổi toàn bộ cuộc sống, tác động sâu sắc đến vận mệnh mỗi người. Nhìn những đội quân Thanh niên Tiền phong hoạt động, ông vô cùng trân trọng, yêu quý và thấy tâm hồn nao nao, dạt dào cảm xúc. Một niềm tin, niềm tự hào trỗi dậy trong lòng. Trước những gương mặt trẻ trung phơi phới kia, ông hình dung ra sắc diện mới của dân tộc giữa những ngày lịch sử đang chuẩn bị cho buổi chuyển mình vĩ đại.

Và một buổi chiều kia, giữa Sài Gòn mưa tầm tã, trên đường về Đa Kao, ông nhìn thấy một thanh niên tuổi chừng 17-18 tay cầm gậy tầm vông, nghiêm trang đứng gác trụ sở. Mặc cho mưa xối xả vào người, chàng trai trẻ liên hồi vuốt nước trên mặt, vẫn rất yên tâm, hào hứng, vui vẻ làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy gây cho ông ấn tượng thật mạnh. Về tới nhà, ông ngồi ngay vào bàn, sáng tác bài hát “Hồn Việt Nam”. Chỉ sau hơn một giờ đồng hồ, ca khúc được hoàn thành:

Người Việt Nam! Biết hy sinh, quyết chiến đấu.
Muôn năm qua còn ghi dấu.
Non sông ơi! Cờ theo gió bay càng cao…

Lúc ấy, Đào Mộng Long có người bạn thân là Lê Kim Bảng, phụ trách một đội Thanh niên Tiền phong ở Khánh Hội. Bảng vốn yêu quý, hâm mộ Đào Mộng Long nên tác giả đã trao cho người Đội trưởng Thanh niên để về tập cho anh em hát thử xem sao. Long hát cho Bảng nghe, được người bạn rất thích thú, khen bài hát hay, có sức thôi thúc số đông người hành động. Ngay lập tức, Lê Kim Bảng cho triển khai tập bài hát.

Ngày 25/8/1945, cả Sài Gòn đổ xuống đường. Các đoàn người rầm rộ tràn qua các phố lớn, nhanh chóng cướp được chính quyền. Cũng với những tiếng hô vang các khẩu hiệu là tiếng hát của quần chúng biểu tình. Đào Mộng Long thật không ngờ: Bên cạnh những bài như “Cùng nhau đi hồng binh” (Đinh Nhu), “Du kích ca” (Đỗ Nhuận), “Tiếng gọi Thanh niên” (Lưu Hữu Phước), “Cờ Việt Minh” (Vương Gia Khương), “Diệt phát xít” (Nguyễn Đình Thi) … ông nghe người ta hát bài “Hồn Việt Nam” của mình. Ngay sau đó, bài hát lan truyền đi khắp nơi, được nhiều đơn vị thanh niên khác hát.

“Hồn Việt Nam” được viết ở giọng Rê, điệu trưởng với tiết tấu hành khúc, có kết cấu ngắn gọn mang chất liệu âm nhạc dân tộc. Ca khúc giàu yếu tố thôi thúc, cổ vũ nên dễ dàng được quần chúng đón nhận.

Sau ngày nổ ra kháng chiến ở Nam bộ (23/9/1945), Đào Mộng Long hoạt động văn nghệ trong Sư đoàn 3 ở Cao Lãnh (Đồng Tháp). Tết năm đó, ông được lệnh cùng với NSND Quốc Hương là ca sĩ của sư đoàn, đến hát cho anh em thương binh nghe.

Nghệ sĩ Đào Mộng Long trong vai Siarơ (vở "Luba" - kịch Liên Xô cũ).

Lúc ấy, nghệ sĩ Quốc Hương chưa sáng tác (về sau, người ca sĩ này mới viết ca khúc). Đào Mộng Long bèn quyết định viết một bài hát về thương binh để kịp thời phục vụ theo lệnh của Sư đoàn trưởng. Ngày ấy, hai tiếng “thương binh” là khái niệm rất mới mẻ, đã gây cho ông xúc cảm đặc biệt, nhất là khi được tiếp xúc, mục kích những chiến sĩ đang băng bó, chống nạng hoặc hỏng mắt sau những cuộc chiến đấu với quân thù. Một tứ nhạc bật ra và cũng rất nhanh, chỉ sau một giờ, ông viết được bài “Hồn chiến sĩ”. Bài hát được hình thành ở giọng Rê thứ với tiết tấu 3/4, tốc độ chậm rãi, gợi tính chất tưởng niệm khiến người nghe rất cảm động:

Hồn chiến sĩ ơi!
Nghi ngút khói hương trầm bay theo gió.
Gió đưa về đây mà nghe lời nước non thầm nhớ.
Người anh hùng sống cho ngày mai…

Đào Mộng Long chẳng những là kép cải lương nổi tiếng mà còn hát tân nhạc rất hay. Trong nhiều buổi biểu diễn cho gánh Cải lương Nam Hồng, ngoài vai trò soạn kịch bản, dàn tập (ngày ấy chưa gọi là đạo diễn), đóng nhiều vai chính, ông còn hát nhiều bài hát mới trước mỗi vở diễn. Ông định sau khi sáng tác sẽ cùng Quốc Hương song ca, nhưng vừa viết xong bài “Hồn chiến sĩ” thì ông lên cơn sốt cao nên Quốc Hương phải hát đơn ca.

Tết năm đó (1946), ông cứ nằm bẹp trên giường, sốt li bì, không biết người đồng nghiệp biểu diễn ra sao. Rồi chiều mùng 1 Tết, Quốc Hương về, đến bên giường bệnh khoe với Đào Mộng Long là bài hát được đông đảo người nghe tán thưởng. Chỉ một thời gian ngắn sau, hầu như tất cả chiến sĩ Sư đoàn 3 đều thuộc và hát. Rồi một số đơn vị khác cũng truyền nhau tập bài này. Bài hát được coi là bài mặc niệm của Sư đoàn thời đó.

Đó là 2 bài hát đầu tay của Đào Mộng Long, có sức lan toả rộng rãi ở Nam bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài “Hồn Việt Nam” đã từng là 1 trong 2 bài được chính quyền Ngô Đình Diệm cân nhắc, lựa chọn làm “Quốc ca” của họ. Nhưng sau đó, họ đã lấy bài: “Tiếng gọi tb Bộ thời gian này đều không thể không biết “Hồn Việt Nam” và “Hồn chiến sĩ” của Đào Mộng Long. Sau đó, trong suốt 8 năm chống Pháp, ông còn viết được mấy chục bài hát nữa như: “Lê Lợi chiến thắng ca”, “Có một đêm trăng”, “Mùa thu mới”, “Hỡi anh Vệ quốc quân”, “Tranh đấu”, “Công nông binh”, “Đóng thuế”, “Nông dân vui đấu tranh”… Những bài hát của ông đều bám sát các nhiệm vụ của quân dân ta qua từng giai đoạn kháng chiến và toát lên âm hưởng lạc quan, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.

Sau ngày hòa bình lập lại (1954), từ khi chuyển hẳn sang diễn kịch nói và đạo diễn, dàn dựng ở Đoàn Kịch nói Trung ương, rồi sau này là Nhà hát Kịch Việt Nam, Đào Mộng Long không sáng tác nhạc nữa, mà chỉ viết bài hát cho các nhân vật trong vở kịch nói, cải lương do ông sáng tác hoặc đạo diễn. Thế là đến bây giờ, mọi người chỉ biết Đào Mộng Long là ngôi sao sân khấu lớn mà không hoặc ít biết ông đã từng là nhạc sĩ những năm tháng xa xưa…

Đào Mộng Long sinh năm 1915, quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là người bôn ba khắp đất nước. Lúc trẻ thì tham gia nhiều gánh hát cải lương biểu diễn suốt từ Bắc đến Nam. Về sau, ông chuyển hẳn sang hoạt động ở lĩnh vực kịch nói với các vai trò: Diễn viên, soạn vở và đạo diễn. Lại cũng được nhiều đơn vị sân khấu cả nước mời đạo diễn các vở, nhất là những dịp chuẩn bị cho các kỳ hội diễn sân khấu toàn quốc. Với nhiều cống hiến lớn cho nền sân khấu nước nhà, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND ngay từ đợt đầu tiên (năm 1984). Ông cũng là thành viên Hội Đồng xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ cấp quốc gia.

Ngày 9/6/2006, vào lúc 12 giờ 5 phút, Đào Mộng Long trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 92 tuổi, để lại một gia sản quý báu cho hậu thế với những vai diễn bất hủ, cùng nhiều vở diễn giá trị do ông sáng tác hoặc dàn dựng và cả 2 bài hát đặc sắc, nổi tiếng một thời. 

Nguyễn Đình San

Thay mặt Bộ Chính trị, Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TW (ngày 24/5/2024) của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận số 80-KL/TW:

Chiều 27/5, Đại tá Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa đã ký tờ trình gửi Bộ Công an đề nghị khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất đối với Trung tá Phan Trần Anh Phương, cán bộ Trạm CSGT Ninh Hòa, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa, đã hy sinh trong khi thực thi nhiệm vụ.

Trong quá trình lưu thông trên đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa (tỉnh lộ 155), khi đến cầu bê tông km7+680, xe tải thùng kín mang BKS của tỉnh Sơn La bất ngờ mất điều khiển và lao xuống vực làm 3 người trên xe bị thương.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) phản ánh việc thi công dự án đường cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Phong Điền – Điền Lộc đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Trong đó có nhiều nhà dân xảy ra tình trạng nứt nẻ bờ tường và mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ để có hướng khắc phục, xử lý.

Sáng 28/5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) kíp thi đợt 4 ngày 19/5/2024. Kíp thi với sự tham dự của 5.859 thí sinh. Điểm cao nhất là 94,22/100. Có 3 thí sinh đạt trên 90 điểm; 28 thí sinh đạt trên 80 điểm; 274 thí sinh đạt trên 70 điểm.

Từ nhiều năm trước, Công an TP Hà Nội đã sớm nhận diện những hoạt động vi phạm này của các đối tượng cho vay lãi nặng và quyết liệt đấu tranh hiệu quả bằng những chuyên đề, kế hoạch cụ thể. Đến nay, với Đề án 06, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không chỉ ở Hà Nội mà trên toàn quốc, hoạt động đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen” đã được nâng cấp thành lĩnh vực đấu tranh với những biện pháp mang tính vĩ mô, bài bản, quyết liệt.

Câu chuyện “học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan vì mẹ không đóng quỹ” sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều ngay trong chính phụ huynh học sinh. Mặc dù còn nhiều chi tiết cần được làm rõ song qua câu chuyện cho thấy, cả phụ huynh lẫn giáo viên đều xử lý chưa khéo léo, vô tình làm tổn thương con trẻ.

Thượng úy Trịnh Hải Thắng, cán bộ Đội Giám định Hóa kỹ thuật pháp lý và pháp y sinh vật, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết: Tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, rồi qua Pháp du học, bảo vệ Thạc sĩ ngành Hóa học, năm 2015 về nước, với khả năng của mình, anh dự định sẽ xin vào một trường đại học để làm giảng viên.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 27/5 thừa nhận “sai lầm tai hại” đã được thực hiện trong một cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, thiêu rụi một khu trại dành cho người Palestine mà theo các quan chức địa phương đã giết chết ít nhất 45 người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文