Cá biển ở 4 tỉnh miền Trung hiện vẫn chưa ăn được

17:05 24/08/2016
Vì vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân nên hiện nay, Bộ Y tế vẫn chưa khẳng định tất cả mẫu cá an toàn để có thể ăn được. 


Trước sự quan tâm của dư luận về chất lượng cá ở 4 tỉnh miền Trung sau thảm họa Formosa hiện đã an toàn để đảm bảo ăn được hay chưa, chiều 24-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức có thông tin về kết quả kiểm nghiệm thủy hải sản ở khu vực này.

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, ngay sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tích cực vào cuộc, liên tục lấy mẫu các loại cá, nước biển để phân tích, kiểm nghiệm.

Sau đó, Bộ Y tế đã gửi các kết quả kiểm nghiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNN để làm căn cứ đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian. Sau khi có tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành lấy trên 430 mẫu hải sản ở các cảng cá, chợ cá ở vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để kiểm tra và kết quả cho thấy, tỉ lệ mẫu nhiễm kim loại nặng cao.

Đến tháng 7-2016 có 7/27 mẫu cá bị ô nhiễm kim loại nặng (chiếm 25,9%) và ngày 19-8, trước thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nước biển an toàn, kết quả kiệm nghiệm cho thấy vẫn có 1/18 mẫu cá vượt ngưỡng an toàn về kim loại nặng (chiếm 5,5%).

TS. Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh, vì vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân nên hiện nay, Bộ Y tế vẫn chưa khẳng định tất cả mẫu cá an toàn để có thể ăn được. Bởi chỉ một hay hai mẫu bị ô nhiễm thì cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao với sức khỏe con người. Vì thế, mặc dù ngày 22-8 Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã công bố nước biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn có thể bơi lội và nuôi trồng thủy sản, Bộ Y tế vẫn phải tiếp tục giám sát về chất lượng cá ăn. 

Cá biển miền Trung vẫn chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe (ảnh: Trần Tuấn)

Các mẫu cá không đảm bảo an toàn thời gian qua chủ yếu là vượt ngưỡng chỉ tiêu kim loại nặng, không phát hiện mẫu nào nhiễm phenol hay xyanua, nên việc giám sát vẫn chú trọng vào các chỉ tiêu kim loại nặng.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho người dân và có câu trả lời chắc chắn sau khi nước biển an toàn thì cá đã có thể sử dụng làm thực phẩm an toàn hay không, hàng ngày Bộ Y tế vẫn tiếp tục lấy mẫu với tất cả các loại cá tại các cảng biển và đầm nuôi ở 4 tỉnh miền Trung để làm kiểm nghiệm. 

Các kết quả kiểm nghiệm thủy hải sản sẽ được Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đánh giá và dự kiến sẽ công bố chính thức vào đầu tháng 9-2016. Đó sẽ là cơ sở để người dân có câu trả lời về việc cá ở miền Trung ăn được hay chưa hiện đang rất nóng trong xã hội!

Như vậy cho đến nay, đã gần nửa năm diễn ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung và sau đó được Chính phủ thông báo nguyên nhân khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải. Từ đó đến nay, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.

 Tình trạng trên cá chết đã khiến hàng trăm ngàn ngư dân cũng như ngành du lịch biển lao đao, cuộc sống rất khó khăn. Do vậy, việc công bố của Bộ Y tế về chất lượng cá sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đời sống kinh tế -xã hội của ngư dân, ngành du lịch và người tiêu dùng sau nhiều tháng buộc phải tẩy chay thủy sản ở các tỉnh này.

Thanh Hằng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文