Một số vấn đề đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2015

Cần xem lại quy định về mức định lượng xả thải trong cấu thành tội phạm

09:52 17/05/2017
Trong dự thảo Luật có sửa đổi Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định theo hướng giảm mức định lượng xả chất thải ra môi trường và mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức định lượng quy định như dự thảo Luật vẫn còn quá cao, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có diễn biến ngày càng phức tạp xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng và trong hầu hết các loại hình sản xuất. Hằng ngày, một lượng rất lớn nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, nhà máy được xả thẳng ra môi trường, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người, sự phát triển kinh tế, xã hội và trật tự, an toàn xã hội.

Nhiều dự án FDI có công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường như luyện kim, dệt may, da giày, bột giấy, hóa chất, nhiệt điện thực chất là sự chuyển dịch phát thải từ nước ngoài vào Việt Nam, biến nước ta thành công xưởng của thế giới do doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc xử lý chất thải. Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu chưa được làm sạch vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kể cả một số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động thu gom, xử lý chất thải nhưng cố tình không xử lý đúng quy định mà chuyển giao cho đơn vị không có năng lực hoặc đổ xả, chôn lấp trái phép, cắt giảm quy trình xử lý như thiêu đốt, chôn lấp thông thường, lẫn lộn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Đặc biệt, ô nhiễm môi trường biển là vấn đề báo động trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài thủy sinh và các hoạt động du lịch biển, nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường, kinh tế, xã hội.

Lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra hệ thống xả thải của một doanh nghiệp.

Trước thực trạng đó, với trách nhiệm của mình, Nhà nước cần kiên quyết, mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặc dù trong dự thảo Luật có sửa đổi Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định theo hướng giảm mức định lượng xả chất thải ra môi trường và mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức định lượng quy định như dự thảo Luật vẫn còn quá cao, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thông tin từ lực lượng Cảnh sát môi trường, Bộ Công an thông qua thực tiễn công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường cho biết, trong thời gian qua, rất ít cơ sở có lưu lượng xả thải trên 300.000 m3/giờ. Cho đến nay các cơ sở đã được lực lượng Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra đo lượng bụi, khí thải thực tế thải ra môi trường như một số nhà máy xi măng, nhiệt điện sắt thép, phân bón... chỉ đo được có lưu lượng 200.000 m3/giờ (như Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có lưu lượng xả bụi, khí là 190.000m3/giờ).

Mặt khác, kết quả khi đối chiếu quy chuẩn Việt Nam cho thấy chưa có cơ sở nào có thông số vượt cao trên 4 lần. Ngoài ra, từ trước đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường chưa phát hiện cơ sở nào có lưu lượng nước thải lớn trên 1.000 m3/ngày có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 xả thải ra môi trường, do việc sản xuất phát sinh nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 có đặc thù là phát sinh nước thải ít và trong đó chứa hoàn toàn các chất xút và axít, mà thực tế chỉ cần thải ra môi trường một lượng vài mét khối đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho con người và các loài sinh vật khác.

Do vậy, cần phải nghiên cứu chỉnh lý lại Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” theo hướng hạ mức định lượng xả thải và mức quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với yêu cầu phòng, chống tội phạm về môi trường trong tình hình hiện nay.

Nguyễn Ngọc Anh

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文