Một số vấn đề đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2015

Cần xem lại quy định về mức định lượng xả thải trong cấu thành tội phạm

09:52 17/05/2017
Trong dự thảo Luật có sửa đổi Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định theo hướng giảm mức định lượng xả chất thải ra môi trường và mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức định lượng quy định như dự thảo Luật vẫn còn quá cao, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có diễn biến ngày càng phức tạp xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng và trong hầu hết các loại hình sản xuất. Hằng ngày, một lượng rất lớn nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, nhà máy được xả thẳng ra môi trường, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người, sự phát triển kinh tế, xã hội và trật tự, an toàn xã hội.

Nhiều dự án FDI có công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường như luyện kim, dệt may, da giày, bột giấy, hóa chất, nhiệt điện thực chất là sự chuyển dịch phát thải từ nước ngoài vào Việt Nam, biến nước ta thành công xưởng của thế giới do doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc xử lý chất thải. Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu chưa được làm sạch vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kể cả một số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động thu gom, xử lý chất thải nhưng cố tình không xử lý đúng quy định mà chuyển giao cho đơn vị không có năng lực hoặc đổ xả, chôn lấp trái phép, cắt giảm quy trình xử lý như thiêu đốt, chôn lấp thông thường, lẫn lộn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Đặc biệt, ô nhiễm môi trường biển là vấn đề báo động trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài thủy sinh và các hoạt động du lịch biển, nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường, kinh tế, xã hội.

Lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra hệ thống xả thải của một doanh nghiệp.

Trước thực trạng đó, với trách nhiệm của mình, Nhà nước cần kiên quyết, mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặc dù trong dự thảo Luật có sửa đổi Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định theo hướng giảm mức định lượng xả chất thải ra môi trường và mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức định lượng quy định như dự thảo Luật vẫn còn quá cao, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thông tin từ lực lượng Cảnh sát môi trường, Bộ Công an thông qua thực tiễn công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường cho biết, trong thời gian qua, rất ít cơ sở có lưu lượng xả thải trên 300.000 m3/giờ. Cho đến nay các cơ sở đã được lực lượng Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra đo lượng bụi, khí thải thực tế thải ra môi trường như một số nhà máy xi măng, nhiệt điện sắt thép, phân bón... chỉ đo được có lưu lượng 200.000 m3/giờ (như Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có lưu lượng xả bụi, khí là 190.000m3/giờ).

Mặt khác, kết quả khi đối chiếu quy chuẩn Việt Nam cho thấy chưa có cơ sở nào có thông số vượt cao trên 4 lần. Ngoài ra, từ trước đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường chưa phát hiện cơ sở nào có lưu lượng nước thải lớn trên 1.000 m3/ngày có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 xả thải ra môi trường, do việc sản xuất phát sinh nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 có đặc thù là phát sinh nước thải ít và trong đó chứa hoàn toàn các chất xút và axít, mà thực tế chỉ cần thải ra môi trường một lượng vài mét khối đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho con người và các loài sinh vật khác.

Do vậy, cần phải nghiên cứu chỉnh lý lại Điều 235 “Tội gây ô nhiễm môi trường” theo hướng hạ mức định lượng xả thải và mức quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với yêu cầu phòng, chống tội phạm về môi trường trong tình hình hiện nay.

Nguyễn Ngọc Anh

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文