Cơ quan nào gây ra oan sai thì cơ quan đó chịu trách nhiệm bồi thường

09:10 10/01/2017
Đó là quan điểm chung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi thảo luận về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại phiên họp thứ 6, khai mạc sáng 9-1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.


Mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu vấn đề, qua một số vụ việc oan sai, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) và sắp tới là vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang), khó khăn, vướng mắc nhất trong giải quyết, bồi thường oan sai mà các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải là gì? 

Trả lời câu hỏi này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, qua các vụ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén và nhiều vụ khác nữa, cái khó là định lượng để xác định bồi thường. Còn vốn để bồi thường thì Bộ Tài chính sẵn sàng đáp ứng. 

“Tuy nhiên, nói về nguồn vốn cũng bị áp lực của dư luận xã hội cũng như trên diễn đàn Quốc hội, là tiền thuế của nhân dân đóng góp không phải là tiền để các cơ quan mang đi bồi thường cho sai phạm trong hoạt động tố tụng hình sự” - Chánh án TAND Tối cao nói.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc giải quyết bồi thường oan sai phải lấy tiền NSNN, đồng thời phải giải thích cho nhân dân hiểu chứ không nên lập quỹ hay rạch ròi khoản này chi cho việc này, khoản khác chi cho việc khác vì không phù hợp với Luật Ngân sách. 

“Không nên thành lập quỹ vì hiện chúng ta có quá nhiều quỹ rồi, cả nước chắc phải 80 quỹ, trong đó 50 quỹ đang hoạt động, mà quỹ thì cũng là ngân sách thôi” – Phó Chủ tịch Quốc hội nêu. 

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, đa số ý kiến nhất trí theo tinh thần của Ủy ban Pháp luật, cơ quan nhà nước làm oan sai thì nhà nước phải bồi thường và không nên lập quỹ. Tuy nhiên nên cân nhắc sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Ngân sách để giao cho một cơ quan lập dự toán hằng năm về khoản này.

Cũng theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vấn đề khó nữa trong giải quyết bồi thường oan sai là bên cạnh những khoản vận dụng rất dễ, như chi phí, tính trên thu nhập tối thiểu của người dân nhân với những ngày bị tù oan thì có những khoản rất lớn nhưng lại hoàn toàn mang tính định tính, không thể định lượng được, ví dụ như tổn hại về danh dự, sức khỏe, tinh thần gần như chỉ mang tính ước lệ…

Chánh án TAND Tối cao lo ngại, nếu không quy định cụ thể thì rất khó cho các cơ quan trong việc giải quyết bồi thường oan sai. Ví dụ như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, khi tiến hành kiểm điểm lại thì tất các cơ quan liên quan nói việc vận dụng bồi thường cho ông Chấn không đúng, dẫn đến khoản bồi thường quá cao (7,2 tỷ đồng - PV). Việc này tạo ra chuẩn mực, các trường hợp bồi thường sau người yêu cầu bồi thường sẽ cho rằng 10 năm tù oan phải bồi thường thế này, 12 năm phải thế kia, 17 năm là mức này… 

“Hiện chúng tôi đang chỉ đạo TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Nếu theo đúng khung quy định của Bộ Tài chính thì mức bồi thường cho ông Nén là rất hạn chế và nó chênh lệch khá cao so với ông Chấn, mặc dù ông Chấn tù oan 10 năm, còn ông Nén là 17 năm” - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, tất cả những gì gây thiệt hại cho người dân, làm oan sai thì phải bồi thường. Tuy nhiên, việc bồi thường nên lượng hoá ra và không nên tuyệt đối. 

“Ví dụ, anh tạm giam người ta, bỏ tù người ta ảnh hưởng thu nhập thì bồi thường theo thu nhập. Nếu người ta đi làm có lương thì phải lấy lương cơ sở tính. Đối với việc bồi thường về tinh thần, loại án nặng làm người ta hoảng loạn thì mức khác, nhẹ hơn thì mức khác, phải bằng lương cơ sở nhân lên số ngày người ta bị giam…”. 

Đối với câu hỏi cơ quan nào bồi thường, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng ý với ý kiến của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, là cấp nào ra quyết định sai thì phải xin lỗi, bồi thường.

Kết lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thống nhất, cơ quan nào gây ra oan sai thì cơ quan đó chịu trách nhiệm bồi thường. “Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng có sự liên đới, theo cả một quy trình thì phải xác định từng khâu một trong quy trình tố tụng, tuy nhiên trên cơ sở cơ quan nào ra quyết định oan sai sau cùng thì phải có trách nhiệm xin lỗi và bồi thường cho dân. Còn việc xác định trách nhiệm cụ thể và bồi hoàn thì tính sau” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Quỳnh Vinh

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文