Đại dịch COVID-19 từ góc nhìn an ninh phi truyền thống

10:00 14/03/2021
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng cường hội nhập sâu rộng, toàn diện vào môi trường thế giới; các chế định quốc tế được thiết kế và xây dựng ngày càng chặt chẽ, ngày càng có tính gắn kết, liên kết các quốc gia, tạo ra động lực cho sự phát triển chung của nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh các nét tích cực, nhân loại cũng phải đối phó với những hiểm họa đe dọa đến an ninh mang tính toàn cầu. Song hành với các mối đe dọa an ninh mang tính truyền thống như chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo là các mối đe dọa an ninh mang tính phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên biên giới. Trong đó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có phần ngày càng tác động mạnh mẽ và lấn át các mối đe dọa an ninh truyền thống và dịch bệnh COVID – 19 là minh chứng rõ nhất cho nhận định này.

Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến từ dịch bệnh đã có từ rất lâu đời. Nhân loại đã từng phải đối phó với các đại dịch như bệnh dịch hạch giữa thế kỷ XIV cướp đi sinh mạng của hơn một nửa dân số châu Âu; đại dịch cúm năm 1918 cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, góp phần sớm kết thúc chiến tranh thế giới lần I (1914-1918). 

Tiêm vaccine COVID-19 tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tuy nhiên, các dịch bệnh trên chưa phải là mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, phải đến khi dịch COVID-19 xuất hiện với đặc tính siêu lây nhiễm, cộng hưởng với môi trường toàn cầu hóa, giao lưu kinh tế, xã hội toàn cầu tạo điều kiện cho sự di chuyển nhanh chóng và thuận lợi của người dân giữa các quốc gia trên thế giới, dịch COVID-19 đã nhanh chóng lây lan và tàn phá 213/254 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay thì dịch bệnh đã trở thành mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu.

Dịch COVID-19 như một cơn cuồng phong tác động sâu sắc và toàn diện đến cục diện thế giới, nó có sức mạnh hủy diệt hơn bất cứ loại vũ khí quân sự nào, kể cả vũ khí nguyên tử. Tính đến nay, dịch COVID-19 đã làm gần 120 triệu người lây nhiễm, hơn 2,5 triệu người tử vong; đánh sụp, kéo lùi nền kinh tế thế giới, làm đình trệ nền thương mại toàn cầu, làm đảo lộn trật tự xã hội, băng hoại các giá trị truyền thống và làm lộ rõ các mâu thuẫn, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa:

Về kinh tế: Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm 4,4%, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề: Kinh tế Mỹ tăng trưởng - 5,9%; kinh tế Anh tăng trưởng - 6,5%; khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng -7,5%; chỉ có nền kinh tế Trung quốc tăng trưởng dương 2,3%.

Tại khu vực Đông Nam Á tình hình tăng trưởng kinh tế cũng vô cùng ảm đạm: Kinh tế Indonesia tăng trưởng - 2,07%; kinh tế Thái Lan tăng trưởng -6,10%; kinh tế Philippines tăng trưởng - 9,50%; kinh tế Singapore tăng trưởng -5,40%; kinh tế Malaysia tăng trưởng - 5,6%.

Về y tế: Dịch COVID-19 tạo ra một thảm họa y tế mang tính toàn cầu chưa từng có trong lịch sử, hệ thống y tế nhiều quốc gia lâm vào tình trạng tê liệt do quá tải, trang thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân

Về chính trị - xã hội: Dịch COVID-19 tạo tâm lý bất ổn trong xã hội, làm bộc lộ, nổi rõ những mẫu thuẫn trong xã hội giữa các quốc gia trên thế giới và trong nội bộ từng quốc gia, xoáy sâu vào khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân chúng.

Đối với Việt Nam, dịch COVID-19 cũng có ảnh hưởng sâu rộng tới tình hình kinh tế, xã hội đất nước. Tuy nhiên, do chúng ta đã có những phản ứng nhanh nhạy, quyết liệt mang tính đồng bộ ngay từ đầu như giãn cách xã hội, quản lý chặt biên giới, kiểm soát chặt nhập cảnh… nên đã thích ứng hiệu quả với tình hình mới, đã giảm đáng kể được thiệt hại do dịch bệnh gây ra. 

Đến nay, tuy tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường nhưng ở trong nước, về cơ bản dịch COVID-19 đã được khống chế, thiệt hại đối với nước ta có phần nhẹ hơn so với tình hình chung của thế giới. GDP năm 2020 vẫn tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm các nước có tăng trưởng cao nhất trên thế giới, tâm lý xã hội ổn định, an ninh quốc gia được đảm bảo, trật tự xã hội được suy trì.

Nhìn nhận lại khoảng thời gian chống dịch vừa qua chúng ta có thể nhận thấy rõ các mối đe dọa an ninh mang tính phi truyền thống như dịch COVID-19 để lại hậu quả sâu sắc, toàn diện và vô cùng nặng nề cho các quốc gia trên thế giới, mặt trận không tiếng súng này gây thiệt hại về kinh tế, nhân mạng ở nhiều quốc gia còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần chiến tranh, xung đột quân sự, đòi hỏi chúng ta cần có các biện pháp quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời và phù hợp để ứng phó. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng đã tạo cho chúng ta điều kiện, cơ hội đánh giá, kiểm nghiệm sâu sắc nhiều vấn đề mang tính chiến lược, mang tầm quốc gia:

Một là: Dịch COVID-19 là một thang thuốc thử liều cao giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại khả năng vận hành, ứng phó của hệ thống chính trị, khả năng thích ứng của đất nước trước mối đe dọa an ninh mang tính toàn cầu. Qua đó nhìn nhận các mặt công việc đã làm được, các mặt chưa làm được để  rút kinh nghiệm, chủ động ứng phó với các mối đe dọa khác trong tương lai.

Hai là: Quá trình chống dịch COVID 19 giúp gắn kết tinh thần dân tộc, cả nước chung sức, dân tộc đồng lòng đoàn kết chống dịch. Với phương pháp chống dịch nhanh chóng, hiệu quả của hệ thống chính trị, chúng ta đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Ba là: Có thể coi quá trình cả nước phòng chống dịch COVID-19 là một cuộc tổng diễn tập toàn diện mang tính quốc gia, để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm sâu sắc để khi đối đầu với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tương tự có thể xảy ra trong tương lai chúng ta luôn ở thế chủ động, sẵn sàng và ứng phó có hiệu quả. Trong đó những bài học sâu sắc nhất là:

Cần chủ động xây dựng hệ thống chính trị và nền kinh tế theo hướng phản ứng nhanh, khi có mối đe dọa an ninh quốc gia như dịch COVID-19 có thể ngay lập tức có thể chuyển trạng thái quốc gia vận hành theo hướng thích ứng, phù hợp.

Cần có chiến lược quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện để có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, tập hợp nguồn lực phòng, chống và đẩy lùi các mối đe dọa an ninh quốc gia từ khi mới manh nha xuất hiện.

Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay, xuất nhập khẩu hàng hóa bị đình trệ, trong khi chúng ta là một quốc gia xuất nhập khẩu lớn, ảnh hưởng của dịch sẽ rất nghiêm trọng. Để đảm bảo an ninh kinh tế cần đặt ra yêu cầu xây dựng một nền kinh tế khép kín song song với một nền kinh tế mở; xây dựng, phát triển thị trường nội địa song song với mở rộng thị trường quốc tế để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Huy động khối đại đoàn kết toàn dân, tinh thần tự giác, tương thân tương ái của toàn thể nhân dân chung tay cùng phòng chống dịch.

Tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng tin rằng dưới sự đồng lòng của toàn dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch và có thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để vượt qua các thách thức an ninh phi truyền thống khác trong tương lai.

Phạm Trung Dũng

Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Arab được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh mang đến cơ hội để Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với các quốc gia Arab ở Trung Đông-châu Phi, đồng thời là dịp nước này thúc đẩy một hội nghị quốc tế hướng đến giải pháp hòa bình xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay ở Dải Gaza.

Chỉ riêng Hà Nội hiện đang có 4.000 căn nhà tái định cư bị bỏ hoang. Không những vậy, tại những khu nhà tái định cư đã đưa vào sử dụng, thậm chí đưa vào sử dụng nhiều năm nay cũng vẫn còn không ít căn hộ bỏ trống. Rồi nhiều người dân khi chuyển về nhà tái định cư chỉ một thời gian sau phải “khăn gói quả mướp” chuyển đi tìm nơi ở mới. Tại sao người dân không mặn mà với các dự án nhà tái định cư, thậm chí không ít người còn “quay lưng” rời bỏ chính căn nhà mà mình đã nhận?

Trong tháng 5 lực lượng chức năng tại các tỉnh, thành phố đã phát hiện nhiều vụ việc bán và giới thiệu sản phẩm, từ bút bi, kính, dép cho tới ốp điện thoại,… không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Cộng đồng mạng sáng 30/5 bày tỏ khâm phục, xúc động và khen ngợi sự dũng cảm của một người đàn ông trèo lên tầng 2 của ngôi nhà đang cháy lớn tại phường Phú Lương, quận Hà Đông (Hà Nội) để cõng 2 cô gái thoát ra vùng an toàn. Người  có hành động dũng cảm đó là anh Lèng Văn Bằng (SN 1985, người dân tộc Thái, tỉnh Điện Biên).

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành khác ở miền Bắc tiếp tục được dự báo có mưa rào và dông, có nơi mưa to. Trong khi đó, khu vực Trung Bộ nắng nóng dịu hẳn khi nền nhiệt giảm nhanh, cao nhất khoảng 34 độ C, trời có mưa dông.

Ông Lương T.S là người tham gia bộ hành cùng đoàn người bám theo ông Minh Tuệ trong những ngày qua. Khi di chuyển qua địa phận tỉnh Quảng Trị thì ông S. ngất xỉu, được người dân đưa vào Bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó bệnh nhân đã tử vong.

Tình trạng giả danh cán bộ đang công tác trong các cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân đã được cảnh báo liên tục trên báo chí. Tuy nhiên, bằng những chiêu thức ngày càng tinh vi, các đối tượng vẫn dẫn dụ được nạn nhân tin tưởng giao tiền tỷ để thực hiện những việc “trên trời” như: Bỏ quy hoạch, giải quyết tranh chấp, xử lý chồng ranh đất…

Theo rà soát của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hệ thống đê điều tại nhiều địa phương còn nhiều điểm xung yếu. Thế nhưng, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình là các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, không gian thoát lũ ở bãi sông.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ sự thương xót đối với cháu bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa, đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung 2 ở Thái Bình, lên án sự tắc trách của người có trách nhiệm, đồng thời bày tỏ hy vọng khi Luật Trật tự An toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực sẽ ngăn chặn, phòng ngừa các vụ tương tự có thể xảy ra.

Ngày 30/5, chị Trần Thị Diệu Thúy (ngụ ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) cho biết sau nhiều ngày tìm kiếm ở một số nơi, chị cùng N.T.T. (quê Nghệ An, làm công nhân vệ sinh) vẫn chưa có thông tin gì về cháu N.T.H.L. (SN 2013, con chị T.).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文