Đề nghị áp dụng Luật Phòng chống tham nhũng cả với khu vực ngoài Nhà nước

09:02 21/09/2017
Chiều 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) – một dự án rất được chú ý, đặc biệt trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang nỗ lực làm trong sạch bộ máy như hiện nay.


Tham nhũng xuất hiện ở cả khu vực ngoài Nhà nước

Dự thảo luật lần này có đề xuất rất táo bạo là mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước, trước mắt tập trung vào các loại hình công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư; các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hội khác thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện. 

Đa số thành viên Ủy ban Tư pháp đã tán thành đề xuất này, với lý do trên thực tế, tình hình “tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước” đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng chống tham nhũng (PCTN) trong khu vực công. 

Bên cạnh đó, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng đặt ra yêu cầu về chống tham nhũng trong khu vực tư. Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã hình sự hóa một số hành vi tham nhũng trong khu vực này, như tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước (tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước) đã được Bộ luật Hình sự điều chỉnh. 

Cùng với đó, trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, kể cả các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp “sân sau”, được sự “đỡ đầu” của người có chức vụ, quyền hạn. Những hành vi này vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước (người không phải cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng). 

Vì vậy, loại ý kiến này cho rằng, hiện nay chúng ta còn chưa làm tốt công tác PCTN trong khu vực Nhà nước (là khu vực chủ yếu và quan trọng nhất trong PCTN), trước mắt chưa mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án luật. 

Mặt khác, trong thiết kế dự án luật vẫn chưa giải thích rõ thế nào là tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước, nhiều quy định còn thiếu rõ ràng, chưa làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tại sao mở rộng phạm vi điều chỉnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với loại tổ chức này nhưng không phải loại tổ chức khác.

Phát hiện tham nhũng, phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra

Tại dự thảo, Chính phủ cũng trình Quốc hội cho ý kiến về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo hướng, “phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định kiểm tra, thanh tra từ cấp tỉnh trở lên, người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng, ra kết luận”, sau đó “khi có dấu hiệu tội phạm” mới chuyển cơ quan điều tra. 

Tuy nhiên, đa số ý kiến của Ủy ban Tư pháp đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, khi phát hiện hành vi tham nhũng thì phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra nhằm đảm bảo xử lý hiệu quả, kịp thời hành vi tham nhũng. 

“Đa số các vụ việc tham nhũng đều có tính chất phức tạp, người có hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, nên việc xác minh, điều tra đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ và có những quyền hạn nhất định. Nếu cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán giữ lại vụ việc để xác minh, làm rõ, ra kết luận, có thể sẽ dẫn đến tình trạng xử lý kéo dài, người có hành vi tham nhũng có thể hợp thức hoá các chứng từ, che giấu dấu vết tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Mặt khác, khi vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra thì quá trình xác minh, điều tra làm rõ vụ việc có sự kiểm sát của Viện kiểm sát nên sẽ bảo đảm khách quan hơn, tránh bỏ lọt tội phạm” - Ủy ban Tư pháp khẳng định.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng hiện nay có tình trạng các cơ quan thanh tra, kiểm toán tiến hành nhiều hoạt động, phát hiện nhiều sai phạm, nhưng ít vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra trong khi tình hình tham nhũng được đánh giá là “vẫn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành”, dẫn đến khả năng “hành chính hóa” các quan hệ hình sự. 

Ý kiến này đề nghị cần xác định trong dự thảo luật trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm toán trong trường hợp các cơ quan này không phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển cơ quan điều tra, nhưng sau đó các cơ quan có thẩm quyền lại phát hiện ra tội phạm tham nhũng.

Bày tỏ thống nhất với sự cần thiết sửa đổi dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng tình việc mở rộng phạm vi so với luật hiện hành, áp dụng cả với khu vực ngoài Nhà nước với một số loại hình doanh nghiệp. Việc mở rộng này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải tiếp tục nghiên cứu kĩ và đánh giá tác động về tính hiệu quả, tính khả thi, tính đồng bộ với hệ thống pháp luật và không gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vũ Hân

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文