Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức an ninh nguồn nước

10:20 17/05/2017
Bên cạnh vấn đề biến đổi khí hậu, sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Mekong những năm qua khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Mekong nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nói riêng, trở nên bức bách…


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở tận cùng sông Mekong, nơi dòng nước chia thành các nhánh lớn đổ vào biển Đông. Vùng châu thổ này vốn trù phú và tồn tại nhờ sự bồi đắp không ngừng của phù sa dồi dào dòng Mekong, nhất là vào mùa lũ hằng năm. Nhờ đó, hàng thập kỷ qua, ĐBSCL đã trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước; không chỉ chiếm 2/3 sản lượng nông sản xuất khẩu của đất nước, mà còn là nơi hình thành và nuôi dưỡng nền văn minh sông nước – miệt vườn đặc sắc.

Trên thực tế, ĐBSCL là nơi nuôi sống trên 20 triệu dân trong vùng, tạo ra lượng lớn sản phẩm nông sản cung ứng đến nhiều vùng trong khu vực và trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng với vai trò đảm bảo an ninh lương thực, ĐBSCL còn nổi tiếng bởi giá trị sinh thái với nhiều quần thể sinh vật đặc thù, nhiều loài đặc hữu, như: sếu đầu đỏ, cá tra dầu, cá hô, rái cá...

Tuy nhiên, những năm gần đây, ĐBSCL ngày càng trở nên mong manh, dễ tổn thương trước các tác động từ hiệu ứng thời tiết cực đoan gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH). Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hằng năm; gia tăng triều cường vùng cửa sông, ven biển; gia tăng nhiệt độ, mau chóng tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt; sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do xâm nhập mặn.

ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức về an ninh nguồn nước trong tương lai.

Quan ngại hơn, sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Mêkong những năm qua khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Mekong nói chung, ĐBSCL của Việt Nam nói riêng, trở nên bức bách.

Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 mà hàng loạt khu vực ở Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL hứng chịu đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học kết luận là hệ quả tác động kép của El-Nino và đập thủy điện gây ra. Trước bối đó, nguy cơ khan hiếm nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm ở ĐBSCL ngày càng hiện hữu.

Ngay cả khi chuỗi các hồ chứa ở phía thượng nguồn xả lũ hằng năm thì nguồn nước ấy hầu như không còn lượng phù sa và dinh dưỡng đủ để bồi tụ, nuôi sống các hệ sinh thái vùng đồng bằng cuối nguồn này. Khi đó, theo các chuyên gia, tương lai sụt lún, tan rã đồng bằng là khó tránh khỏi.

Lịch sử cho thấy dòng Mekong hàng ngàn năm qua là chiếc cầu nối 6 quốc gia; chia sẻ một lưu vực rộng lớn với tài nguyên trù phú; những nền văn hóa đa dạng, chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho sự thịnh vượng chung của người dân.

Bước sang thế kỷ XXI, sông Mekong còn được kỳ vọng trở thành một trong những xung lực lớn cho các quốc gia trong lưu vực hợp tác, khai thác cùng phát triển. Tuy nhiên, bài học phát triển cho thấy, việc hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bền vững môi trường luôn gặp rất nhiều thách thức…

Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, để ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng nguồn nước chung của 6 nước trong lưu vực sông Mekong với tinh thần hợp tác cùng phát triển. Các bộ, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, cùng các nhà khoa học phải phát hiện, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án khai thác nguồn nước ở thượng nguồn. Tiến hành rà soát lại quy hoạch tổng thể bằng cách tiết kiệm nước ngọt, chung sống với hạn mặn, khai thác nước lợ và nước mặn như một tài nguyên. Chú trọng vấn đề đổi mới thể chế và xác định cơ chế phối hợp; tập trung liên kết chuỗi, liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng.

Lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về vùng hạ lưu đạt thấp.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ trồng trọt, sản xuất, sinh hoạt tại ĐBSCL, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung - Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ cho rằng, cần tăng cường quan trắc, dự báo sớm tình hình hạn, mặn cho nhân dân biết để chủ động triển khai các giải pháp trữ nước ngọt phục vụ sản xuất. Các bộ, ngành, địa phương cần tích cực hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác cho nông dân để chuyển diện tích đất trồng lúa thường xuyên thiếu nước canh tác sang trồng các loại cây khác ít tiêu thụ nước. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra thời gian vừa qua là vì lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về vùng hạ lưu đạt thấp.

“Về lâu dài rất cần có sự tham gia điều phối, giám sát hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh nguồn nước giữa các quốc gia chung dòng Mekong. Đồng thời, các bộ, ngành chức năng tăng cường công tác quan trắc nắm rõ những biến động nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong giúp địa phương để đề ra kế hoạch phát triển sản xuất. Bố trí quy hoạch lại đất đai, cây trồng mùa vụ cho phù hợp với điều kiện nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Liên kết các tỉnh, thành để điều tiết nước, bảo vệ chất lượng nguồn nước; xây dựng các hồ chứa nước ngọt để tích trữ, điều tiết nước trong mùa khô cũng như mùa mưa” - PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung nhấn mạnh.

Thiệt hại về sinh kế, những lo lắng mà cư dân vùng ĐBSCL phải gánh chịu là minh chứng rõ nét cho thấy sự cần thiết các bên liên quan xem xét tính cân bằng giữa lợi ích kinh tế và giá trị môi trường bền vững trong khu vực, đặc biệt là an ninh nguồn nước.

Theo Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam – đơn vị tư vấn thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vấn đề quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL thời gian qua đã được đề cập nhưng chưa triệt để, chưa gắn kết với quy hoạch cấp nước trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Hệ thống cấp nước được xây dựng qua nhiều thời kỳ, hiện đã xuống cấp.

Cùng với sự phát triển KT-XH, tiến trình đô thị hóa và BĐKH, việc lập quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL là rất cần thiết và cấp bách.

Văn Đức

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文