Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức an ninh nguồn nước

10:20 17/05/2017
Bên cạnh vấn đề biến đổi khí hậu, sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Mekong những năm qua khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Mekong nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nói riêng, trở nên bức bách…


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở tận cùng sông Mekong, nơi dòng nước chia thành các nhánh lớn đổ vào biển Đông. Vùng châu thổ này vốn trù phú và tồn tại nhờ sự bồi đắp không ngừng của phù sa dồi dào dòng Mekong, nhất là vào mùa lũ hằng năm. Nhờ đó, hàng thập kỷ qua, ĐBSCL đã trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước; không chỉ chiếm 2/3 sản lượng nông sản xuất khẩu của đất nước, mà còn là nơi hình thành và nuôi dưỡng nền văn minh sông nước – miệt vườn đặc sắc.

Trên thực tế, ĐBSCL là nơi nuôi sống trên 20 triệu dân trong vùng, tạo ra lượng lớn sản phẩm nông sản cung ứng đến nhiều vùng trong khu vực và trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng với vai trò đảm bảo an ninh lương thực, ĐBSCL còn nổi tiếng bởi giá trị sinh thái với nhiều quần thể sinh vật đặc thù, nhiều loài đặc hữu, như: sếu đầu đỏ, cá tra dầu, cá hô, rái cá...

Tuy nhiên, những năm gần đây, ĐBSCL ngày càng trở nên mong manh, dễ tổn thương trước các tác động từ hiệu ứng thời tiết cực đoan gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH). Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hằng năm; gia tăng triều cường vùng cửa sông, ven biển; gia tăng nhiệt độ, mau chóng tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt; sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do xâm nhập mặn.

ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức về an ninh nguồn nước trong tương lai.

Quan ngại hơn, sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính Mêkong những năm qua khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước ở hạ châu thổ sông Mekong nói chung, ĐBSCL của Việt Nam nói riêng, trở nên bức bách.

Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 mà hàng loạt khu vực ở Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL hứng chịu đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học kết luận là hệ quả tác động kép của El-Nino và đập thủy điện gây ra. Trước bối đó, nguy cơ khan hiếm nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm ở ĐBSCL ngày càng hiện hữu.

Ngay cả khi chuỗi các hồ chứa ở phía thượng nguồn xả lũ hằng năm thì nguồn nước ấy hầu như không còn lượng phù sa và dinh dưỡng đủ để bồi tụ, nuôi sống các hệ sinh thái vùng đồng bằng cuối nguồn này. Khi đó, theo các chuyên gia, tương lai sụt lún, tan rã đồng bằng là khó tránh khỏi.

Lịch sử cho thấy dòng Mekong hàng ngàn năm qua là chiếc cầu nối 6 quốc gia; chia sẻ một lưu vực rộng lớn với tài nguyên trù phú; những nền văn hóa đa dạng, chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho sự thịnh vượng chung của người dân.

Bước sang thế kỷ XXI, sông Mekong còn được kỳ vọng trở thành một trong những xung lực lớn cho các quốc gia trong lưu vực hợp tác, khai thác cùng phát triển. Tuy nhiên, bài học phát triển cho thấy, việc hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bền vững môi trường luôn gặp rất nhiều thách thức…

Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, để ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng nguồn nước chung của 6 nước trong lưu vực sông Mekong với tinh thần hợp tác cùng phát triển. Các bộ, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, cùng các nhà khoa học phải phát hiện, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án khai thác nguồn nước ở thượng nguồn. Tiến hành rà soát lại quy hoạch tổng thể bằng cách tiết kiệm nước ngọt, chung sống với hạn mặn, khai thác nước lợ và nước mặn như một tài nguyên. Chú trọng vấn đề đổi mới thể chế và xác định cơ chế phối hợp; tập trung liên kết chuỗi, liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng.

Lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về vùng hạ lưu đạt thấp.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ trồng trọt, sản xuất, sinh hoạt tại ĐBSCL, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung - Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ cho rằng, cần tăng cường quan trắc, dự báo sớm tình hình hạn, mặn cho nhân dân biết để chủ động triển khai các giải pháp trữ nước ngọt phục vụ sản xuất. Các bộ, ngành, địa phương cần tích cực hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác cho nông dân để chuyển diện tích đất trồng lúa thường xuyên thiếu nước canh tác sang trồng các loại cây khác ít tiêu thụ nước. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra thời gian vừa qua là vì lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về vùng hạ lưu đạt thấp.

“Về lâu dài rất cần có sự tham gia điều phối, giám sát hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh nguồn nước giữa các quốc gia chung dòng Mekong. Đồng thời, các bộ, ngành chức năng tăng cường công tác quan trắc nắm rõ những biến động nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong giúp địa phương để đề ra kế hoạch phát triển sản xuất. Bố trí quy hoạch lại đất đai, cây trồng mùa vụ cho phù hợp với điều kiện nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Liên kết các tỉnh, thành để điều tiết nước, bảo vệ chất lượng nguồn nước; xây dựng các hồ chứa nước ngọt để tích trữ, điều tiết nước trong mùa khô cũng như mùa mưa” - PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung nhấn mạnh.

Thiệt hại về sinh kế, những lo lắng mà cư dân vùng ĐBSCL phải gánh chịu là minh chứng rõ nét cho thấy sự cần thiết các bên liên quan xem xét tính cân bằng giữa lợi ích kinh tế và giá trị môi trường bền vững trong khu vực, đặc biệt là an ninh nguồn nước.

Theo Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam – đơn vị tư vấn thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vấn đề quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL thời gian qua đã được đề cập nhưng chưa triệt để, chưa gắn kết với quy hoạch cấp nước trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Hệ thống cấp nước được xây dựng qua nhiều thời kỳ, hiện đã xuống cấp.

Cùng với sự phát triển KT-XH, tiến trình đô thị hóa và BĐKH, việc lập quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL là rất cần thiết và cấp bách.

Văn Đức

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文