Giải quyết các tranh chấp Biển Đông bằng chuẩn mực quốc tế

07:34 17/11/2020
Việc nhiều quốc gia ven Biển Đông lưu hành công hàm trao đổi tại Liên Hợp Quốc (LHQ) với những nội dung mang đậm ngôn ngữ và hàm ý pháp lý cho thấy các quốc gia ngày càng đề cao vai trò và giá trị của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).


Tác động của COVID-19 tới Biển Đông

Bốn phiên thảo luận trong ngày thứ nhất (16/11) của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì hoà bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức tại Hà Nội với các chủ đề: tình hình Biển Đông trong tình hình thế giới biến động; vai trò của ASEAN với tầm nhìn sau năm 2025; tranh luận pháp lý bằng Công hàm tại Liên Hợp Quốc (LHQ); cạnh tranh định hình công luận về Biển Đông và vai trò của báo chí… đã diễn ra trong không khí rất sôi nổi, thẳng thắn và mang tính xây dựng. 

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nhiều ý kiến cho rằng tuy khó tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa đại dịch COVID-19 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, song COVID-19 đã làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông, nhất là quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung. Một số đại biểu nhận định Trung Quốc đã lợi dụng tình hình COVID-19 để gia tăng nhịp độ hoạt động trên thực địa, mở rộng kiểm soát trên Biển Đông và cố ý va chạm với nhiều nước. Các mục tiêu cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi và gần đây Trung Quốc đẩy mạnh “lập trường quan điểm” của nước này trên khắp thế giới, gây nên phản ứng mạnh mẽ của chính phủ và người dân ở nhiều nước. 

Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì các hoạt động quân sự và tự do hàng hải; tỏ thái độ cứng rắn hơn trên mặt trận ngoại giao, pháp lý, phản đối trực diện yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường này phản ánh xu hướng chính sách chung của chính quyền Mỹ theo hướng ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc. Chính sách Biển Đông của Mỹ về cơ bản đã định hình rõ nét hơn dưới thời Tổng thống Trump nên chính quyền sắp tới sẽ ít khả năng có điều chỉnh lớn về chiến lược.

Nhiều diễn giả châu Âu khẳng định việc Liên minh châu Âu (EU) quan tâm và hiện diện nhiều hơn ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng trong thời gian gần đây thông qua tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN và các nước Đông Nam Á, vì muốn bảo vệ hệ thống luật pháp quốc tế, tự do thương mại và trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, có học giả quốc tế lại cho rằng sự “can thiệp” của các nước châu Âu không phải là nước ven Biển Đông lại có thể khiến tình hình phức tạp hơn.

Chia sẻ thêm về quan điểm này, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là dịch COVID-19. Cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả vấn đề Biển Đông. Còn Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao thì khẳng định, tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có lợi ích chung đối với khu vực này, bởi đây là khu vực địa chiến lược, địa kinh tế, thông thương tự do hàng hải. Quốc gia nào cũng muốn tự do hàng hải, thương mại, đi lại được bảo đảm ở khu vực này.

Đại diện các phái đoàn ngoại giao tại Hà Nội tham dự hội thảo. 

UNCLOS 1982 có giá trị phổ quát và toàn diện

Về cuộc “tranh luận” bằng công hàm tại LHQ trong vấn đề Biển Đông và tác động tới tương lai của tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), các học giả khẳng định, UNCLOS 1982 có giá trị phổ quát và toàn diện, phạm vi điều chỉnh tất cả các vấn đề trên biển. Công hàm của các nước đều trực tiếp và gián tiếp đề cập tới Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông năm 2016 của Philippines, phản đối tất cả các yêu sách vùng biển phi lí của Trung Quốc. Uỷ ban ranh giới thềm lục địa đã trở thành nơi lưu giữ chính thức tất cả các công hàm, công thư phản đối các yêu sách vùng biển thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các đại biểu nhấn mạnh, không tồn tại một quy chế đặc biệt nào cho phép các quốc gia lục địa được vẽ đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo, quần đảo xa bờ. Bên cạnh đó, các công hàm/ công thư trao đổi ở LHQ đã có những đóng góp giá trị trong việc làm rõ và củng cố lập trường pháp lý của các bên liên quan, đây là nguồn tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm của các bên yêu sách về vấn đề Biển Đông. Cuộc tranh luận bằng công hàm là cách đấu tranh chính thức, hòa bình và mang lại sự minh bạch vì các nước yêu sách dần làm rõ các yêu sách lãnh thổ và yêu sách biển ở Biển Đông, đồng thời công bố công khai với cộng đồng quốc tế. Diễn biến pháp lý này cũng có thể là cơ sở tham khảo cho các bên trong quá trình đàm phán COC. Đáng chú ý, có học giả còn đề xuất một số quốc gia ASEAN có nhiều điểm tương đồng trong vấn đề pháp lý có thể hướng tới một tuyên bố lập trường chung về Biển Đông.

Trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế - cơ quan chính của LHQ trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, đánh giá, với một loạt những cuộc tranh luận về công hàm tại LHQ (hơn 30 công hàm) vừa qua liên quan đến Biển Đông, sau khi Malaysia nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa vào tháng 12/2019, tình hình ở Biển Đông đang thay đổi rất nhiều và cho thấy rằng, các tranh chấp ở vùng biển này cần phải được giải quyết bởi các bên tranh chấp và sự hợp tác chung của cộng đồng quốc tế cũng như khu vực. 

Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, việc các nước ngoài khu vực trao công hàm về Biển Đông là một sự thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế. "Tôi cho rằng càng ngày thế giới sẽ cần nhìn nhận vai trò quan trọng của UNCLOS 1982 và các nước sẽ cùng nhau tìm ra những biện pháp để giải quyết", Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế.

Lưu ý hơn về nội dung trong các công hàm nói trên, TS Trần Công Trục chỉ rõ, lần đầu tiên các nước đề cập đến việc phải tuân thủ UNCLOS 1982 với những chi tiết cụ thể như: việc đưa ra yêu sách ở Biển Đông phải căn cứ vào UNCLOS 1982, đặc biệt là yêu sách đối với các thực thể đang tồn tại ở Biển Đông để tính ra các vùng biển… Thực tế, yêu sách "đường chín đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò) là hoàn toàn phi pháp, đi ngược lại các quy định của UNCLOS 1982, của chính sách về đối ngoại, về bảo vệ các quyền hợp pháp của các nước trong Biển Đông. Quan điểm của nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ là phải thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC, đưa đàm phán đi vào thực chất.

5 vấn đề để giải quyết khác biệt

Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, để vượt qua các thách thức trên vấn đề Biển Đông hiện này, các nước trong và ngoài khu vực hơn lúc nào hết cần cùng nhau nỗ lực tìm kiếm, thực hiện các biện pháp hiệu quả; cần làm sâu sắc hơn nữa đối thoại, thúc đẩy hợp tác cùng phạt triển và cùng tìm giải pháp hòa bình cho các khác biệt, tranh chấp. 

Thứ nhất, cần xây dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác. Để làm được điều này, đầu tiên cần phải củng cố lòng tin chiến lược giữa các nước. 
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.

Thứ hai, cần chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ không mong muốn trên biển. Việc xây dựng quy tắc ứng xử và chuẩn mực hành vi cho các hoạt động trên biển, bao gồm các lực lượng quân sự, dân sự và thực thi pháp luật trên biển cần là ưu tiên cao, không chỉ giữa các nước ven Biển Đông mà cả các nước ở ngoài khu vực đang thực thi các quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông. 

Thứ ba, cần thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và cùng phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều trì trệ, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần là 1 đầu tàu hỗ trợ kinh tế thế giới phục hồi. Trong đó, Biển Đông cần là không gian kết nối lợi ích của các nước, thúc đẩy giao thương toàn cầu, bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. 

Thứ tư, cần hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường nghiên cứu khoa học biển và phát triển bền vững ở Biển Đông. Hợp tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học biển và thực thi pháp luật trên biển, nhất là trong khuôn khổ đa phương là cần thiết nhằm góp phần duy trì trật tự trên Biển Đông. 

Thứ năm, không ngừng hướng tới giải quyết hòa bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông. Theo đó, các bên có liên quan cần tăng cường đối thoại thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, hòa giải, bao dung để thu hẹp các khác biệt, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Nhấn mạnh quan điểm thúc đẩy tinh thần đối thoại, đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và tìm kiếm giải pháp hòa bình một cách công bằng, hợp lý cho các xung đột quốc tế, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan sử dụng khuôn khổ hợp tác song phương hoặc các cơ chế đa phương khu vực như các cơ chế của ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, mở rộng hợp tác. Trên cơ sở đó, Việt Nam hy vọng các bên sẽ tích cực, sáng tạo tìm biện pháp thu hẹp bất đồng, kiểm soát hòa bình các tranh chấp hiện nay thông qua đàm phán và các cơ chế khác phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhấn mạnh việc xây dựng lòng tin và giải quyết hoà bình các tranh chấp trên Biển Đông.

Nói về vai trò của truyền thông trong việc định hình quan điểm của công chúng ở Biển Đông, các đại biểu cho rằng sự cạnh tranh định hình dư luận này đã diễn ra ở phạm vi rộng, với nhiều hình thức khác nhau. Đối với Trung Quốc, vấn đề Biển Đông gắn với “giấc mộng Trung Hoa”. Tuy nhiên, việc một số cơ quan truyền thông đưa tin từ góc độ chủ nghĩa dân túy có thể làm sai lệch thông tin, có hại cho việc thúc đẩy hợp tác quản lý và giải quyết hoà bình các tranh chấp. Việc cố tình che giấu thông tin và cung cấp thông tin sai lệch có thể phản tác dụng với chính chính phủ các nước. Các học giả cũng khuyến nghị công chúng cần tham khảo thông tin từ các nguồn chính thống và đối chiếu các nguồn thông tin với nhau để có được góc nhìn khoa học, chân thực nhất có thể về một vấn đề chính trị nóng bỏng như Biển Đông. Nhiều học giả cũng cho rằng truyền thông ở Việt Nam rất cởi mở, thể hiện qua việc có nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam và sự cởi mở, thẳng thắn của các cơ quan chính phủ Việt Nam đối với các nhà báo quốc tế.


Huyền Chi

Ngày 20/11, sau gần 40 tiếng đồng hồ nỗ lực tìm kiếm xuyên đêm, không quản khó khăn, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ và các đơn vị chức năng đã tìm thấy thi thể của 5 nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào ngày 18/11 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhìn nhận mọi việc ở góc độ lãng phí thì "nhìn đâu cũng thấy", hiện hữu và yêu cầu xác định, nhận diện các nhóm nội dung về phòng, chống lãng phí để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả.

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.

Khi tòa tuyên tử hình, bị cáo Mển hối hận và xin được khoan hồng vì còn nuôi 2 con nhỏ. Tuy nhiên với 2 lần vận chuyển hàng chục kg ma túy, sau khi xem xét HĐXX nhận định các tình tiết không đủ làm giảm nhẹ tội cho bị cáo Mển…

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 19/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文