Khi đối tượng chống phá vẫn “chứng nào tật nấy”

11:05 27/04/2020
Ngày 20/4, tại Nghệ An, TAND cấp cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Như thường lệ, những kẻ chống phá lại dàn dựng kịch bản thổi một vụ án hình sự sang phạm trù “dân chủ, nhân quyền”. Trớ trêu ở chỗ, lần này còn thêm cả… thơ châm, nhạc chế!

Với tiêu đề “Trả lại cho dân”, nhóm đối tượng biến vụ án thành phẩm chế gồm: Việt Khang (sáng tác), Sỹ Đan (hoà âm), Rudy, Trúc Hồ (mix), Trinity Phạm (dịch sang Tiếng Anh). 

Họ tung lên mạng với lời dẫn hết sức tráo trở: “Một sáng tác của Việt Khang cùng với câu chuyện của thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An, Việt Nam, người vừa bị tòa án Nghệ An tuyên án 11 năm tù và 5 năm quản chế bằng một bản án bỏ túi. Bản án đã bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và dư luận Việt Nam phản đối mạnh mẽ”. 

Cũng với chế phẩm kiểu trên, một nhóm khác lại “nở” ra những ca đoạn khác với tiêu đề “Lời thầy Nguyễn Năng Tĩnh”, trong đó tung ra những ngôn từ giả cớ thương vay khóc mướn.

Cùng với thơ châm, nhạc chế thì phương thức quen thuộc là… kêu gọi cầu nguyện. “Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho thầy được can đảm chịu đựng, cho gia đình mẹ con thầy được bằng an và cho công lý sớm được thực hiện trên quê hương” - Peter Phạm Hoàng “diễn trò”. Còn Trúc Hồ thì “Xin đừng quên thầy giáo Tĩnh, một người yêu nước, nhạc sĩ Trúc Hồ kêu gọi ký thỉnh nguyện thư cho thầy”… Từ đó, ông ta câu kéo việc ký thỉnh nguyện thư “các bạn yêu công lý hãy dành chút thời gian”!

Kịch bản “tuyệt thực” từng áp dụng với một số nhà “dân chủ” giờ vẫn áp nguyên vở. Một số người kêu ca bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh là “vừa trải qua thời gian dài tuyệt thực đơn côi trong Trại tạm giam Nghi Kim 46 ngày ròng rã (từ ngày 3/3/2020 đến 17/4/2020), không một ai hay biết, không một ai lên tiếng”! Tấu thế còn lời nào bình, tuyệt thực đến “46 ngày ròng rã” mà hình ảnh bị cáo Tĩnh trước toà cho thấy sức khoẻ rất bình thường! Bác sĩ trại giam cũng khẳng định bị cáo sức khoẻ ổn định.

Làm thơ, vè, viết nhạc chế để giễu cợt một vụ án, một phiên toà xét xử bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trò lố ấy giờ đây lại được các trang mạng chống đối tận dụng triệt để. Có vẻ như những bài luận phê phán dài dòng giờ ít ai để ý, đọc rối mắt thì những nhà “soạn kịch” lại hướng đến kiểu hò vè này để châm thơ, châm nhạc hòng tạo ra sự chú ý và dễ gây tò mò với người đọc trên mạng internet. Tuy nhiên, việc này thực chất không đem lại “hiệu quả” như các “tác giả” mong tưởng.

Bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa. (Ảnh: Truyền hình Nghệ An)

Trước đó, ngày 5/11/2019, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù; phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Cho rằng mình bị oan, bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh đã có đơn kháng cáo. 

Tại phiên phúc thẩm lần này, các tài liệu, chứng cứ do các cơ quan chức năng điều tra, thu thập một lần nữa đã chứng minh bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ. 

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu, căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, trình bày của các luật sư bào chữa cho bị cáo cũng như trình bày của bị cáo, HĐXX nhận định tòa án cấp sơ thẩm truy tố bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh về tội danh trên là hoàn toàn chính xác. Bị cáo là người có nhận thức, có hiểu biết nhưng thể hiện sự coi thường pháp luật, có hành vi chống đối Nhà nước trong thời gian dài. 

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh và các luật sư cũng không có thêm các chứng cứ, tình tiết mới nhằm giảm nhẹ tội cho bị cáo. Vì vậy, HĐXX y án đối với bị cáo. 

Nguyễn Năng Tĩnh nguyên là giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Lợi dụng vỏ bọc là giáo viên dạy nhạc, thông qua trang Facebook cá nhân, Tĩnh thường tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử; bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh… 

Tại nhiều status, Nguyễn Năng Tĩnh công khai phản đối việc bắt giữ và xét xử các đối tượng chống đối trong các vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” do TAND tỉnh Nghệ An xét xử như Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức…

Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, là người Công giáo, sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Tĩnh trở thành thầy giáo dạy nhạc và là giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Trong môi trường giáo dục, có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh lại biến giảng đường thành nơi thực hiện hành vi chống phá, tuyên truyền những sáng tác có nội dung sai lệch. 

Cùng với đó, Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như “Việt Nam tôi đâu”, “Xin hỏi anh là ai”, “Trả lại cho dân”... Trên cương vị giảng viên âm nhạc, Tĩnh còn đưa những bài hát này “phổ biến” trong sinh viên.

Tìm hiểu về nhân thân cho thấy, Nguyễn Năng Tĩnh tham gia nhiều tổ chức có hoạt động chống phá Việt Nam như “Bảo vệ sự sống”, “NoU FC Vinh”, “Quỹ phát triển con người”, “Truyền thông công giáo”... Qua mạng xã hội, Tĩnh có mối quan hệ với nhiều phần tử xấu trong và ngoài nước. Với sự trượt ngã, dấn sâu vào các hoạt động chống đối như vậy, Tĩnh đã bỏ ngoài tai các nội dung giáo dục, thuyết phục của cơ quan chức năng địa phương. 

Trong xử lý cá nhân có hành vi sai phạm, xâm phạm đến an ninh quốc gia, chống lại Đảng, Nhà nước, nhân dân, chúng ta luôn tiến hành hết sức chặt chẽ, thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện bản chất vấn đề. Nguyên tắc là lấy giáo dục, thuyết phục làm trọng để uốn nắn, cải sửa người nào đó vì nhận thức, động cơ sai lệch mà “lầm đường lạc lối”, mong muốn họ tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm. 

Với người thầy có nhận thức, hành vi sai trái, chúng ta cũng luôn tạo điều kiện rộng mở lối về, lấy giáo dục để giáo dục. Đó là nguyên tắc và thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan chức năng đều quán triệt nguyên tắc này chứ không phải như luận điệu xuyên tạc “đàn áp”, “gài bẫy” người “bất đồng chính kiến”... Chỉ khi họ vẫn chứng nào tật nấy, cố ý thực hiện hành vi tội phạm, chống lại đất nước, nhân dân thì phải áp dụng chế tài hình sự theo đúng quy định pháp luật, đó là biện pháp nghiêm khắc, cũng là để răn đe, phòng ngừa chung.

NGUYỄN THÀNH

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文