Không bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

19:30 06/11/2015
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bỏ tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để thay thế bằng 6 tội danh mới... là chưa hợp lý.

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự hiện hành. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, những vụ án kinh tế, tham nhũng lớn phức tạp, nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, như vụ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, Hà Văn Thắm, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh... phần lớn đối tượng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội danh này.
Hội đồng xét xử vụ "đại án tham nhũng" Dương Chí Dũng.

Thực tiễn áp dụng tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho thấy, việc điều tra, truy tố, xét xử về tội danh này đã bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Việc dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bỏ tội danh này để thay thế bằng 06 tội danh mới thuộc các lĩnh vực đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; đấu thầu; kế toán; quản lý thuế; xây dựng là chưa hợp lý, bởi những lý do, sau đây:

Thứ nhất còn nhiều hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế đã xảy ra trong thực tiễn, như hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, hải quan, thị trường và các lĩnh vực quản lý kinh tế khác nhưng chưa được quy định thành các tội danh cụ thể. Điều đó gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, dẫn tới bỏ lọt tội phạm ở những lĩnh vực mà pháp luật hình sự không điều chỉnh.

Thứ hai, nếu bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thì cần xây dựng các loại tội danh cụ thể để bao quát hết các lĩnh vực quản lý kinh tế, mà điều này không khả thi vì kinh tế càng phát triển thì các lĩnh vực quản lý kinh tế ngày càng mở rộng.

Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm trong phiên tòa phúc thẩm.

Thứ ba, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, nếu bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thay thế bằng các tội danh mới mà không bao quát hết được các hành vi đã bị xử lý hoặc đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải áp dụng nguyên tắc hồi tố có lợi cho người phạm tội.

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, thậm chí gây bức xúc trong xã hội. Ví dụ trong vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Ngân hàng xây dựng đến nay đã khởi tố 50 bị can, thì có tới 27 bị can bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng.

Từ những căn cứ nêu trên, chúng tôi đề nghị không bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và chỉ sửa đổi, bổ sung theo hướng:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”. 

Phạm Kiên

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文