Kiên định gắn với sáng tạo

09:18 03/09/2020
Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

“Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ.

Trong vấn đề kiên định nền tảng tư tưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: Cần nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo. Nếu chỉ “kiên định” một cách máy móc thì dễ dẫn đến giáo điều, cứng nhắc, bảo thủ, nhưng nếu không kiên định mà “đổi mới” một cách vô nguyên tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, “đổi màu”. Cho nên phải hiểu rõ, vận dụng đúng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Kiên định phải gắn liền với sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ngày 5/12/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  khẳng định, việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước, đặc biệt là Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo đảm sự thành công của Đại hội.

Khi Đảng ta chuẩn bị Đại hội, các thế lực xấu lại tìm cách “tung hỏa mù”, tạo ra những luồng tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch hòng gây phân tâm, làm nhiễu dư luận. Chẳng hạn, các thế lực thù địch, phản động từng tán phát “Thư ngỏ” của Nguyễn Khắc Mai gửi đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Với việc Đảng ta chuẩn bị tổng kết, xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII và tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (sửa đổi, bổ sung năm 2011), một số người cho rằng, cần xoá bỏ Hiến pháp hiện hành để xác định lại “con đường đi” cho dân tộc. 

Nội dung bức thư xuyên tạc, bịa đặt, nói rằng: “Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam tôn trọng đa nguyên, mời gọi các chính Đảng cùng tham gia. Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ Hiến pháp năm 1946 và khởi thảo Hiến pháp mới rất đậm dấu ấn mô hình Xô Viết và tư tưởng Diên An. Đến cuối đời, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã từ bỏ lập trường chủ nghĩa cộng sản vì hai ông đã phát hiện chủ nghĩa cộng sản là một sai lầm của thời trẻ”… 

Trong “thư ngỏ” cũng đồng thời đưa ra yêu sách “trên trời” mang tư tưởng chống đối, phản động, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải thực hiện lại Hiến pháp năm 1946 và chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hủy bỏ hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phải đặc xá, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”…

Rõ ràng, bản chất của những nội dung đòi hỏi phi lý trong “Thư ngỏ” là lợi dụng những sự kiện chính trị - xã hội nhạy cảm diễn ra trong thời gian qua để xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam. Cũng như việc chuẩn bị các kỳ đại hội trước đây, tiến trình đổi mới là đánh giá, tổng kết để đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa những vấn đề khiếm khuyết, những hạn chế để hoạch định đường lối, chính sách phù hợp. Còn con đường đi lên của dân tộc đã được lịch sử lựa chọn từ năm 1930, được xác định rõ trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Tổng kết để kiên định con đường đi chứ không phải để tìm kiếm một con đường khác. Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, cần nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo. Nếu chỉ kiên định một cách máy móc thì dễ dẫn đến giáo điều, cứng nhắc, bảo thủ, nhưng nếu không kiên định, mà cứ nói “đổi mới, đổi mới một cách ào ào” sẽ “nhảy sang” chủ nghĩa xét lại, vô nguyên tắc, chệch hướng. 

Cho nên, kiên định nhưng phải sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định, phải xử lý tốt quan hệ giữa kiên định và đổi mới, sáng tạo. Nhấn mạnh hơn 30 năm qua, Đảng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo, cụ thể là kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, đây là bài học lớn rất thành công của cách mạng Việt Nam, là sự vững vàng của Đảng ta.

Trong sự nghiệp phát triển, các thế lực chống đối thường bới móc những vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng, tiêu cực để miệt thị, đổ vấy “cho chế độ cộng sản”. Trong khi đó, sự phát triển, sự tiến bộ là khuynh hướng chung, là dòng chảy chủ đạo với những con số, dữ liệu thể hiện trong thực tiễn đời sống xã hội thì những đối tượng này cố tình lảng tránh, bỏ qua. Đây là tư duy, cách nhìn phiến diện kiểu “bới lông tìm vết”. Chúng ta có thể chưa hài lòng với thu nhập, với mức sống hiện tại, nhưng khi nhìn nhận dòng chảy với sự phát triển vượt bậc trong 3 thập kỷ qua bằng những ví dụ, minh chứng giản dị nhất trong đời sống gia đình mỗi người sẽ thấy rõ điều đó. 

Một câu chuyện được ghi tại Bảo tàng lịch sử quốc gia: Chị Nguyễn Thị Vân nhớ mãi về chiếc xe máy DD được chồng chị gửi từ Liên Xô về Việt Nam vào năm 1989, gia đình chị tặng, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. 

Ngày đó, chồng chị đi học Liên Xô đã tích cóp được tiền mua gửi về cho gia đình chiếc xe máy DD. Khi mới gửi chiếc xe này về, người hàng xóm cạnh nhà đã sang thương lượng đổi mảnh đất 60m2 tại phố Đào Tấn hiện nay để lấy chiếc xe máy này. Chị Vân không đổi mà giữ lại để cho bố dùng đi lại làm ở Viện Địa chất. 

Nay, chị tặng Bảo tàng chiếc xe như một sự nhắc nhở với con cháu về sự phát triển của đất nước, chúng ta đã đi qua thời kham khó, cực nhọc để phát triển như hôm nay, đòi hỏi mỗi người phải ý thức được giá trị cuộc sống, thấy được dòng chảy chính, sự tiến bộ để nỗ lực vươn lên. 

Nhiều gia đình cũng lưu giữ những bộ tem phiếu mua lương thực, thực phẩm thời bao cấp để dặn lòng mình phải biết tiết kiệm, quý trọng của cải, đồng tiền, thấy được ý nghĩa lớn lao của công cuộc đổi mới đất nước, giúp xã hội thoát khỏi cảnh bần hàn, vững bước đi lên.

Tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất với chủ đề “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đánh giá, thành quả quan trọng nhất của hơn 30 năm đổi mới là đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 

Báo cáo đã đưa ra khát vọng của Việt Nam đến năm 2035, đó là: Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao, đạt 10.000 USD/người/năm tính theo giá hiện hành. Khát vọng này được thực hiện thông qua chương trình cải cách thể chế và các chính sách hỗ trợ dựa trên ba trụ cột chính: Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.

Đương nhiên, thách thức, áp lực là rất lớn nhưng không thể áp đặt bằng cách nhìn bi quan từ những mảng màu sẫm trong đời sống rồi nguyền rủa, chửi bới, đổ lỗi chế độ. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu lịch sử là phải kiên định, đổi mới để tiếp tục phát triển.

Đăng Minh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文