Lực lượng CAND với nhiệm vụ bảo vệ nền dân chủ, phản bác các luận điệu xuyên tạc

08:10 13/04/2019
Lực lượng CAND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân; trong đó, bảo vệ nền dân chủ XHCN để dân chủ được thực thi rộng rãi, hiệu quả trong mọi mặt của đời sống nhân dân, góp phần phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với nền dân chủ XHCN nói riêng và chế độ XHCN ở Việt Nam nói chung.


Một trong những chiêu bài khá phổ biến trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch, phản động thực hiện, đó là triệt để lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như “dân chủ”, “nhân quyền” để xuyên tạc, đả kích đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác động hướng lái chúng ta đi chệch khỏi con đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn. 

Mặt khác, trong nội bộ ta, ở nơi này, nơi khác vẫn còn những hiện tượng vi phạm dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, gây ra sự bất bình, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. 

Trước tình hình đó, lực lượng CAND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân; trong đó, bảo vệ nền dân chủ XHCN để dân chủ được thực thi rộng rãi, hiệu quả trong mọi mặt của đời sống nhân dân, góp phần phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với nền dân chủ XHCN nói riêng và chế độ XHCN ở Việt Nam nói chung.

Để hoàn thành nhiệm vụ nêu trên, lực lượng CAND cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Một là, nâng cao nhận thức về dân chủ XHCN. CAND phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong việc nhận thức và thực hành dân chủ XHCN.

Trước hết, cần làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ những nội dung cơ bản về dân chủ XHCN. Dân chủ XHCN là dân chủ không phân biệt đối xử; dân chủ rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, được pháp luật và các thiết chế dân chủ bảo đảm. 

Dân chủ XHCN không ngừng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để động viên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tập trung được tài năng, trí tuệ và công sức của mọi người cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Đó là nền dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật. 

Dân chủ thực sự luôn đối lập với tư tưởng dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ, tự do, vô tổ chức, vô chính phủ, coi thường kỷ luật, kỷ cương pháp luật.

Hai là, tăng cường kỷ luật, tự giác, nghiêm minh trong thi hành công vụ của lực lượng CAND.

Nâng cao nhận thức về dân chủ cần gắn liền với việc quán triệt sâu sắc và tăng cường tính kỷ luật, tự giác, nghiêm minh trong CAND. Việc nhận thức và thực hiện dân chủ có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong mỗi cán bộ, chiến sĩ cũng như toàn lực lượng. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “kỷ luật trong dân chủ và dân chủ phải có kỷ luật”, kỷ luật là sức mạnh; “cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên”. Vì vậy, phải thường xuyên quán triệt việc thực hiện nghiêm túc các chế độ, quy định, điều lệnh, kỷ luật CAND; duy trì nghiêm các chế độ sinh hoạt và công tác; đẩy mạnh việc xây dựng chính quy và đưa vào nền nếp, làm cho kỷ luật trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân, đơn vị.

Ba là, kết hợp các biện pháp để xây dựng và phát huy dân chủ trong CAND. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện dân chủ.

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong CAND, trong đó có lãnh đạo thực hiện dân chủ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đưa quy chế dân chủ trở thành hiện thực. Bảo đảm mọi hoạt động thực hiện dân chủ và rèn luyện kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng.

Gương mẫu tự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình vừa là nội dung sinh hoạt, vừa là biện pháp để thực hiện dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ, chiến sĩ phải gương mẫu phê bình, tự phê bình. Để phê bình có hiệu quả, mỗi cán bộ chiến sĩ cần có thái độ cầu thị: “có gì phải nói hết, giấu giếm là khuyết điểm” và“có nâng cao tự phê bình và triệt để tự phê bình mới tẩy rửa được tinh thần và tư tưởng cho sạch” (Hồ Chí Minh). Phê bình và tự phê bình là vũ khí mạnh nhất để mở rộng dân chủ, do đó, cần trung thực “kiểm thảo từ cấp trên xuống cấp dưới”.

Tăng cường mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhân dân.

Để phát huy dân chủ XHCN, điều quan trọng là cần phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Lực lượng CAND cần phát huy bài học “trọng dân”, dựa vào dân, lấy dân là gốc của cha ông ta và thấm nhuần quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của các nhà mác xít. Nắm chắc tinh thần ấy, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND, ở mỗi cương vị của mình cần lắng nghe ý kiến và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, phải kính trọng, lễ phép với nhân dân; đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Bốn là, CAND cần tham gia tích cực cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.

Nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra những bất ổn trong xã hội để thực hiện mục tiêu chính trị hướng lái chế độ ta đi theo quỹ đạo phương Tây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã dùng nhiều thủ đoạn thâm độc để xuyên tạc bản chất dân chủ XHCN, tuyệt đối hóa tự do cá nhân, dân chủ không giới hạn; dân chủ phi giai cấp, phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; tuyên truyền, đề cao và áp đặt các giá trị dân chủ phương Tây. 

Thực chất của các thủ đoạn trên là lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để phá hoại tư tưởng, tác động chuyển hóa nội bộ ta từ bên trong; kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số, kích động biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước những âm mưu thâm độc và xảo quyệt đó, lực lượng CAND phải không ngừng nâng cao cảnh giác, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để bảo vệ dân chủ, nhân quyền, kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu thù địch, xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Sự xao nhãng, mất cảnh giác, xem nhẹ quyền lợi chính đáng của nhân dân,… sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội thao túng, kích động nhân dân. 

Cần nhận thức rằng, dân chủ, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất chế độ, là một mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là một trong các yếu tố tiên quyết để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành một giá trị được áp dụng mọi nơi, mọi lúc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Hiện nay, trước những thủ đoạn vừa trắng trợn, vừa tinh vi, làm lung lạc ý chí, mê hoặc những người nhẹ dạ, cả tin vào luận điệu dân chủ giả hiệu, xuyên tạc những giá trị dân chủ đích thực trong đời sống xã hội của các thế lực thù địch, CAND phải là lực lượng đi đầu, gương mẫu, thấm nhuần và thực hiện tốt dân chủ. Bởi chỉ khi người thực thi và hướng dẫn pháp luật nắm và hiểu rõ pháp luật mới có thể giác ngộ và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện tốt những nguyên tắc, giá trị dân chủ. 

Trong sự nghiệp bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ chế độ, CAND không chỉ có nhiệm vụ xây dựng, vun đắp nền dân chủ thực sự trong đời sống xã hội, mà còn phải tích cực, chủ động trong cuộc đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động để bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

PGS.TS. Bùi Thị Tỉnh (Học viện Chính trị CAND)

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文