Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn:

Nhà báo phải có trách nhiệm về phát ngôn của mình với vai trò dẫn dắt cộng đồng

16:41 02/05/2016
Thời gian qua, dư luận xã hội đã và đang xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến hành vi phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội.

Trong đó, những người không đồng ý lập luận rằng, không nên điều chỉnh vì đó là quan điểm hoàn toàn mang tính cá nhân của nhà báo, được pháp luật cho phép. Còn những người ủng hộ thì cho rằng cần điều chỉnh hành vi phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội bằng các tiêu chuẩn đạo đức mang tính tự nguyện vì nghề báo là nghề có những đặc thù riêng. Thậm chí, trong Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đang được Hội nhà báo Việt Nam sửa đổi, hoàn thiện nên xây dựng những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội của nhà báo. Phóng viên Báo Công an nhân dân đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn về vấn đề này.

 PV: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam năm 2016 là sửa đổi, hoàn thiện Bộ quy tắc về đạo đức của người làm báo. Vì sao phải ban hành Bộ quy tắc này trong khi quyền và nghĩa vụ của nhà báo đã được quy định rõ trong Luật báo chí, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Nghề báo là một trong những nghề đặc thù, quyền và nghĩa vụ của nhà báo đã được quy định trong luật. Việc điều chỉnh hành vi đạo đức của nhà báo bằng những khuôn mẫu, tiêu chuẩn đạo đức không mang tính cưỡng chế mà hoàn toàn tự nguyện. Đây là lối ứng xử có văn hóa, văn minh và là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển trên thế giới đều có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong hoạt động nghề nghiệp. Cộng đồng báo chí quốc tế cũng đã, đang xây dựng, bổ sung một mục riêng về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong việc sử dụng mạng xã hội, trong đó, đề cao trách nhiệm của nhà báo khi trực tuyến trên các mạng xã hội cũng giống như trách nhiệm của nhà báo trong đời sống xã hội thông thường.

Ở Việt Nam, bên cạnh Luật báo chí và 9 điều quy ước về đạo đức báo chí của Hội nhà báo Việt Nam, nhiều tờ báo lớn cũng có những bộ quy tắc riêng và phóng viên đều phải tuân thủ cùng với việc tuân thủ Luật báo chí. Trong đó có các quy định nhằm hướng dẫn cách ứng xử cho phóng viên và các thành viên ban biên tập trong trường hợp có các vấn đề nảy sinh mà không có trong quy định pháp luật, không có trong hợp đồng lao động hay cụ thể hóa các nội dung trong Bộ quy tắc đạo đức báo chí của Hội Nhà báo. Đây là một việc làm hết sức cần thiết bởi nhà báo, dù ở cương vị gì, dù đang tác nghiệp hay không, anh đều là một công dân, và trước khi anh là một nhà báo giỏi hãy là một công dân tốt.

PV: Thời gian qua, dư luận đang có những ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên điều chỉnh hành vi phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần bổ sung hành vi phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội vào bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Quan điểm của tôi là nên xây dựng những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp liên quan đến việc phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội. Trên cơ sở đó, cơ quan báo chí bổ sung vào quy chế cụ thể đối với phóng viên tùy theo đặc thù của từng cơ quan báo chí, phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu quản lý, điều hành của cơ quan báo chí.

Thực tiễn cho thấy, một vài vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp phổ biến hiện nay của một số nhà báo là khai thác, sử dụng nguồn tin chưa được kiểm chứng từ mạng xã hội và vi phạm bản quyền; bày tỏ quan điểm không khách quan trên mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của cộng đồng; sử dụng danh nghĩa nghề nghiệp tiếp cận thông tin để đăng tải lên mạng xã hội; lạm dụng cơ quan báo chí với tư cách là nhà báo trên mạng xã hội… Trong khi đó, hầu hết cơ quan báo chí xem phóng viên của mình sử dụng mạng xã hội là vấn đề cá nhân.

Như tôi đã nói, nghề báo là nghề đặc thù. Dù sử dụng mạng xã hội dưới danh nghĩa cá nhân nhưng khi phát ngôn trên mạng xã hội, cộng đồng sẽ hiểu đấy là quan điểm của nhà báo, và ít nhiều là quan điểm của cơ quan báo chí nơi nhà báo đó đang làm việc, độ tin cậy của thông tin sẽ cao hơn. Chính vì vậy, việc nhà báo bày tỏ quan điểm riêng trên mạng xã hội cũng cần cẩn trọng giống như khi tác nghiệp báo chí trong đời thực, nếu không dễ bị lợi dụng, xuyên tạc, gây ra ảnh hưởng tiêu cực, làm tổn hại đến hình ảnh của báo chí cách mạng trong lòng nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

PV: Thưa Bộ trưởng, nếu như việc điều chỉnh hành vi phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội là cần thiết thì các cơ quan báo chí, các hội nghề nghiệp cần thể hiện vai trò, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề này?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Vấn đề này đang được đặt ra một cách gấp rút với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và hội nghề nghiệp. Chúng tôi khuyến cáo các cơ quan báo chí nên sớm có chính sách riêng về việc phóng viên của mình bày tỏ quan điểm, phát ngôn trên mạng xã hội. Hội Nhà báo có trách nhiệm, cơ quan báo chí có trách nhiệm, nhà báo phải có trách nhiệm về phát ngôn của mình với vai trò dẫn dắt cộng đồng và bổn phận phụng sự xã hội. Chúng tôi hiểu được lợi ích của mạng xã hội đối với nghề báo nhưng tình trạng lạm dụng mạng xã hội để phát ngôn tự do thoải mái của một số nhà báo hiện nay đang đến mức báo động. Cơ quan báo chí thiếu chính sách đối với mạng xã hội so với nhiều cơ quan, doanh nghiệp là sự chậm trễ đáng ngạc nhiên.

 Chúng ta không cấm sử dụng mạng xã hội nhưng cần phải có chính sách, quy tắc ứng xử chung vì một xã hội thông tin lành mạnh. Gần 18 ngàn nhà báo và gần 1.000  cơ quan báo chí thực hiện được điều này sẽ là một sự tiến bộ đối với nghề nghiệp và cộng đồng.

PV: Có một thực tế là trong nhiều vấn đề, vụ việc, độc giả rất muốn nghe thông tin ngược chiều, đa chiều từ các trang mạng xã hội, trang tin tổng hợp. Trong khi đó, việc tiếp cận thông tin của nhà báo đối với các cơ quan nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ đã ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Bộ TT&TT sẽ làm gì để báo chí chính thống có thể phản ánh thông tin vừa nhanh nhạy, kịp thời, vừa chính xác, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Nhu cầu của người tìm kiếm thông tin hiện nay là rất lớn, khiến họ có thể đi tìm ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ kênh nào để thỏa mãn thông tin, không riêng gì các kênh báo chí. Thị hiếu của họ là muốn nghe những dư luận khác, thậm chí là tin đồn thất thiệt họ cũng rất quan tâm. Chính vì thế, báo chí truyền thống phải định hướng thông tin cho chuẩn xác nhất, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay.

Khi có một vấn đề đặt ra, được dư luận quan tâm, chúng ta phải kịp thời hướng đến và đó mới là trách nhiệm của người làm báo, đòi hỏi bản lĩnh của người làm báo để vừa đưa tin nhanh nhạy, lại vừa chính xác tới bạn đọc. Tất nhiên, chúng tôi hiểu hiện vẫn có rất nhiều cơ quan nhà nước tại nhiều nơi, tại nhiều thời điểm khác nhau đã không cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, gây khó khăn cho nhà báo tác nghiệp. Hơn nữa, không phải thông tin nào báo chí có được cũng có thể đưa lên mặt báo...

 Để tạo điều kiện hơn cho báo chí tiếp cận thông tin, ngoài những quy định của Luật Báo chí hiện hành, dự thảo Luật  Báo chí sửa đổi đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của một số cơ quan chức năng.

Xin cảm ơn Bộ trưởng về cuộc trò chuyện này!

Huyền Thanh (thực hiện)

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文