Kỳ 2: Nhiều khó khăn trong xử lý tội phạm tham nhũng tài sản công

09:12 12/04/2020
Lợi dụng quyền hạn cá nhân và kẽ hở trong quản lý Nhà nước về tài sản công mà các cá nhân có chức trách đã “biến hoá” các tài sản Nhà nước thành của tư nhân để trục lợi. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý loại tội phạm tham nhũng lĩnh vực này không đơn giản…

“Đại gia” làm hư quan chức

Trong vụ thâu tóm công sản ở TP Đà Nẵng của Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) có bàn tay trợ lực của các cán bộ công quyền. Theo Hội đồng xét xử, khi đương chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (2006 - 2011) bị cáo Trần Văn Minh đã ký các văn bản, quyết định bán nhà công sản cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất trái pháp luật, nhiều nhà đất không qua đấu giá, bán giá thấp hơn giá thị trường… gây thiệt hại nghiêm trọng của Nhà nước.

Từ những sai phạm của lãnh đạo TP Đà Nẵng đã giúp Vũ “nhôm” và các công ty của Phan Văn Anh Vũ được nhận 15/18 nhà, đất công sản trái pháp luật, gây Nhà nước thiệt hại số tiền hơn 2.168 tỉ đồng (tính thời điểm khởi tố vụ án). Ngoài ra, bị cáo Trần Văn Minh đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi trái quy định tại 7 dự án bất động sản, tạo điều kiện cho Vũ “nhôm” và các doanh nghiệp của Vũ được nhận quyền sử dụng đất tại 6/7 dự án, Nhà nước thiệt hại hơn 19.625 tỉ đồng…

Có thể nói, Phan Văn Anh Vũ biết rõ đất, nhà công sản là thứ dễ kiếm lợi nhanh và quan chức cũng có thể định đoạt được trong tay mình ở mỗi dịp chuyển đổi, cổ phần hoá, dịch chuyển trụ sở cơ quan làm việc, quy hoạch dân cư… nên tìm cách tiếp cận những cán bộ có chức vụ quyền hạn để làm ăn phi pháp. Hội đồng xét xử đánh giá vụ đất công ở TP Đà Nẵng bị xâu xé là nguyên nhân gây mất đoàn kết của bộ máy chính quyền, khiến nhiều cán bộ vướng vòng lao lý.

Để thực hiện mưu đồ trục lợi, Vũ “nhôm” nghĩ kế lập 5 công ty để sử dụng tư cách pháp nhân mua bán nhà, đất công sản và nhận quyền sử dụng đất dự án ở TP Đà Nẵng. Vũ cùng nhóm lợi ích hiểu rõ doanh nghiệp của Vũ “nhôm” không thuộc diện được mua chỉ định nhà đất công sản và nhận chuyển giao đất không qua đấu giá, nhưng đã lợi dụng văn bản pháp lý của UBND TP Đà Nẵng, thỏa thuận với các lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện được mua nhà chỉ định để sau đó “biến hoá”, thay đổi quyền sử dụng đất sang cho người thân, cá nhân và công ty của Vũ.

Tại TP Hồ Chí Minh, các khu đất số 2, số 7-9 và 9-11, tổng diện tích hơn 7.300m2 nằm trên trục đường Tôn Đức Thắng, thuộc đất Quốc phòng, quyền quản lý của Quân chủng Hải quân. Từ năm 2006, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân có phương án hợp tác kinh doanh các khu “đất vàng”. Như có sự toan tính từ trước, Công ty Hải Thành đề xuất hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên 3 khu đất theo tinh thần bảo đảm đúng quy định của pháp luật và có lợi cho Quân chủng Hải quân.

Tháng 10-2006, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận giao toàn bộ tiền sử dụng đất cho Bộ Tư lệnh Hải quân chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng doanh trại hoặc cơ sở phúc lợi cho các đơn vị của Hải quân. Đây được xem như cái phao cơ chế để giao trọn quyền cho Quân chủng Hải quân hợp tác kinh doanh đất công.

Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, các bị can Đoàn Mạnh Thảo (nguyên Trưởng phòng Tài chính), Bùi Như Thiềm (nguyên Trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga (nguyên Giám đốc Công ty Hải Thành) đã đề xuất với Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và trực tiếp thực hiện phương án chuyển mục đích sử dụng các khu “đất vàng” từ đất Quốc phòng sang đất làm kinh tế trái quy định pháp luật.

Mặc dù chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhưng các cá nhân đã ký hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trong thời hạn từ 45-49 năm, với mức khoán từ 4,5-5 USD/tháng/m2. Bị can Nguyễn Văn Hiến lúc đó là Tư lệnh Quân chủng Hải quân ký các văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xin chuyển mục đích sử dụng đất Quốc phòng, đưa 3 khu đất vào hợp tác kinh doanh, xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trái pháp luật. Và sau đó, cả 3 lô “đất vàng” này đã rơi vào tay tư nhân thông qua các hình thức liên doanh, góp vốn.

Cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, liên quan đến nhiều vụ sai phạm về quản lý công sản; Nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng đã “hô biến” tài sản công để trục lợi.

Phát hiện khó, xử lý không dễ

Trong vụ án sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh cũng là một vụ án khá phức tạp, cho thấy sự khó khăn trong việc xử lý. Để bị can Lê Tấn Hùng và một số cán bộ lãnh đạo của công ty này bị khởi tố, bắt tạm giam là một quá trình phức tạp.

Tính phức tạp của vấn đề bởi không chỉ gây thất thoát tài sản lớn, liên quan đến nhiều cá nhân có chức vụ, quyền hạn… mà còn do vụ việc xảy ra trong thời gian khá dài, qua nhiều thời lãnh đạo có sự ảnh hưởng rộng. Điều đó cũng cho thấy sự kéo dài nhiều đợt về công tác thanh tra, kiểm toán, xử lý vi phạm hành chính nhiều lần, kỷ luật cán bộ cũng “nâng lên, đặt xuống” rất phức tạp, gây bức xúc dư luận. Có thể nói, nếu không có chỉ đạo quyết liệt từ phía Trung ương thì hồ sơ vụ việc chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính…

Sai phạm ở Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, về những khoản quyết toán khống hơn chục tỷ đồng tiền đi tham quan du lịch… không phải là vấn đề chính. Cái lớn được nhiều người quan tâm là ở khâu chuyển nhượng đất đai. Đặc biệt ở vụ án này là sai phạm trong chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9, TP Hồ Chí Minh. Năm 2008, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, do bà Nguyễn Thu Nga, Tổng Giám đốc (TGĐ) làm đại diện ký hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty Phong Phú thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam do ông Trần Quang Nghị - TGĐ làm đại diện.

Nội dung hợp tác kinh doanh dự án nhà tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9, diện tích 37.579m2. Tổng vốn đầu tư dự án hợp tác là 100 tỷ đồng, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn góp vốn 28%. Năm 2009, UBND TP Hồ Chí Minh có công văn chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chuyển mục đích sử dụng đất đối với mặt bằng tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 của Xí nghiệp Chăn nuôi Phước Long sang đất xây dựng chung cư. Năm 2010, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định phê duyệt quyền sử dụng đất và công trình trên đất tại diện tích 36.676m2 ở khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9…

Tháng 8-2016, Lê Tấn Hùng ký với ông Phạm Xuân Trình (đại diện Tổng Công ty cổ phần Phong Phú) thoả thuận giá trị chuyển nhượng dự án hơn 168,2 tỷ đồng, với diện tích đất xác định quy hoạch 1/500 phê duyệt 15.919,1m2. Thực tế việc chuyển nhượng này là bán 28% phần góp vốn quyền sử dụng đất tại dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú.

Ngày 17-11-2017, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6077/QĐ-UBND, do một Phó Chủ tịch UBND ký chấp thuận chuyển nhượng dự án trên cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú. Ngay sau đó, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú với giá hơn 166,5 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước.

Ngọc Như

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文