Nhìn lại thắng lợi quan trọng của Việt Nam ở Hội nghị Paris tháng 1-1973

09:40 27/01/2018
Cách đây vừa tròn 45 năm, Hội nghị Paris ngày 27-1-1973 Việt Nam đã giành thắng lợi trọn vẹn. Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Kết quả của Hội nghị Paris - thắng lợi có ý nghĩa về quân sự, chính trị và đối ngoại của Việt Nam. Thắng lợi lịch sử này là bước ngoặt đánh dấu sự thất bại của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn; đẩy Mỹ - ngụy vào thế lúng túng, bị động buộc Mỹ phải rút hết quân về nước, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc của ba nước Việt Nam-Lào và Campuchia đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bắt đầu tại Hội nghị Paris và gần 6 tháng sau đi đến thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh xâm lược Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 31-10-1968, đồng thời thỏa thuận về việc triệu tập tại Paris một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn “vừa đánh, vừa đàm”. Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20, cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi một nước nhưng lại là tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại: Giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, giữa hòa bình với chiến tranh. Ðó là cuộc đối thoại giữa hai thế lực đối đầu trên chiến trường, một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là lực lượng cách mạng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị-tinh thần, chính nghĩa.

Ðó còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Ở Paris đã diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau.

Cả ta và đối phương đều đến Hội nghị Paris với những mục đích và đòi hỏi đối lập nhau. Ta đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.

Mỹ cũng nói muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng lại đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn. Có nghĩa là Mỹ tiếp tục thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, điều Mỹ không làm được trên chiến trường.

Trong thời gian này, trên chiến trường cả hai bên Việt Nam và Mỹ đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán của Hội nghị Paris nhưng chưa đạt kết quả.

Phía ta, coi Hội nghị Paris không chỉ là các cuộc đàm phán ngoại giao thông thường mà còn là một mặt trận. Mặt trận ấy không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn đem lại sự xác nhận những kết quả của các cuộc đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Theo đánh giá của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì: “Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trên chiến trường và là cơ sở của đấu tranh ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán những gì mà chúng ta giành được trên chiến trường.

Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không đơn thuần chỉ là phản ánh của tình hình chiến trường, mà trong bối cảnh quốc tế và do tính chất của cuộc chiến tranh, đấu tranh ngoại giao còn đóng một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng. Tập 28, tr.174. Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13, Khóa III).

Ngày 8-10-1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho phái đoàn Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí nhưng đến ngày 22-10-1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo.

Trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, Tổng thống Mỹ R. Nixon quyết định thực hiện chủ trương có ý nghĩa chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ của “Việt Nam hóa chiến tranh”, nghĩa là “Mỹ hóa” trở lại một phần cuộc chiến tranh. Ngày 6-4-1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và trở lại đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Tháng 2-1971, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 19  khoá III, sau khi đánh giá những thắng lợi của cả hai miền Nam, Bắc đã đạt được, Hội nghị chỉ rõ: “Trên chiến trường miền Nam, chúng sẽ ráo riết “bình định” giành giật quyết liệt với nhân dân ta và phá hoại các vùng giải phóng; đồng thời, chúng sẽ tiếp tục những hành động phiêu lưu quân sự mới, tìm cách liều lĩnh mở những cuộc phản công cục bộ, hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb Lao động, Tr.613).

Hội nghị khẳng định: “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta lúc này. Phải động viên sự cố gắng cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trên cả hai miền nước ta, ra sức thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn,…

Quân và dân miền Bắc phải sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt địch, đập tan mọi hành động khiêu khích và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, hết lòng hết sức làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn….” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb Lao động, Tr. 613, 614).

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam Tết Mậu Thân 1968 cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh miền Bắc tháng 12-1972 đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

Ðêm ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson thừa nhận thất bại và đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam. Ông còn cam kết “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ngày 15-1-1973, Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc. Ngày 23-1-1973, Hiệp định và các nghị định thư được cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cố vấn H. Kissinger ký tắt. Thất bại nặng nề về quân sự của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc - những cố gắng quân sự cuối cùng, buộc Mỹ phải ký “Hiệp định ở Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” ngày 27-1-1973.

Hội nghị Paris và Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris. Hiệp định là Văn bản pháp lý quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao và là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ, cuộc đấu trí hết sức gay go, quyết liệt nhưng cũng rất hào hùng của nhân dân ta, quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và của Bác Hồ kính yêu.

Hội nghị Paris và Hiệp định Paris mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, phát huy cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam kết tinh từ lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá. Hiệp định Paris còn góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ, bảo đảm cho quân và dân ta thực hiện được mục tiêu giành thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Ngày 13/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đã lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển ô tô Land Cruiser có hành vi dán băng dính che biển số đi trên cao tốc.

Các tỉnh thành tại miền Bắc nền nhiệt ban ngày được dự báo ở ngưỡng 29 - 32 độ C, trời nắng hanh khô tuy nhiên về đêm và sáng sớm lạnh trở lại. Bão số 8 trên biển Đông có xu hướng yếu đi.

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文