Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hoà bình bền vững

08:28 08/04/2021
Đây là chủ đề phiên họp cấp Bộ trưởng trực tuyến diễn ra vào ngày 8/4 (theo giờ Mỹ) do Việt Nam tổ chức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) trong tháng 4.

Nhìn chung, các nước đều ủng hộ mục đích nhân đạo của việc hạn chế sử dụng bom mìn, bom đạn chùm, thừa nhận hậu quả của bom mìn tại các khu vực xung đột; ủng hộ các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ nạn nhân, phục vụ tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội; đề cao hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn.

Đề cao tính nhân đạo

Việc Việt Nam tham gia tích cực và có sáng kiến cụ thể trong vấn đề này đã thể hiện vai trò, đóng góp trên một lĩnh vực được chính Việt Nam và nhiều nước quan tâm/có lợi ích. Phiên họp cấp Bộ trưởng trực tuyến về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” gắn với Ngày Quốc tế nhận thức bom mìn và hỗ trợ hành động bom mìn (4/4) được LHQ tổ chức hàng năm; được cho là tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021. Đồng thời, sự kiện cũng thể hiện tính nhân văn và đề cao khía cạnh nhân đạo trong việc giải quyết hậu quả bom mìn, nâng cao nhận thức chung, thu hút nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến công tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, qua đó tranh thủ hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam cũng như các nước chịu ảnh hưởng.

Hàng năm, Việt Nam cùng các đối tác vẫn thực hiện các chương trình rà phá bom mìn. Ảnh: Internet

Việc cấm, hạn chế sử dụng bom mìn được điều chỉnh bởi luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các Công ước Geneva năm 1949 và các điều ước quốc tế chính gồm có: Công ước cấm mìn sát thương (APMBC) ký tháng 12/1997, Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) được thông qua tháng 5-2008 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2010 và Công ước cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể gây sát thương quá mức hoặc có tác động không phân biệt (CCW) được mở ký tháng 4/1981 và có hiệu lực từ tháng 12/1983. 

Từ năm 1993, phong trào vận động cấm mìn sát thương phát triển mạnh mẽ đi đầu là các NGOs, nổi bật là Chiến dịch quốc tế cấm mìn sát thương (ICBL, gồm 6 NGOs được thành lập năm 1992), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), đồng thời thu hút sự quan tâm của LHQ, các cơ quan chuyên môn liên quan và một số nước phương Tây như: Mỹ, Pháp, Canada, Thụy Sỹ, Na Uy, Bỉ, Áo.

Sự ủng hộ của các nước

Trên thực tế, bom mìn, bom đạn chùm đã được sử dụng với quy mô lớn trong hai cuộc Chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh, xung đột ở nhiều quốc gia, khu vực sau này và hiện vẫn tiếp tục được sử dụng dù với quy mô nhỏ, khối lượng ít hơn, song vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, lâu dài về con người, an ninh, kinh tế và xã hội. Thương vong do bom mìn trên thế giới còn rất cao. 

Theo Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đầu những năm 2000 ghi nhận là 15.000 đến 20.000 trường hợp/năm. Theo Tổ chức NGO Landmine Monitor (có trụ sở tại Thụy Sỹ), số thương vong về bom mìn, vật nổ sau còn sót lại sau chiến tranh được ghi nhận trên thế giới trong các năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 3.695, 6.461 và 8.605 trường hợp; trong năm 2019 thương vong xảy ra với người dân chiếm 80%, trong đó thương vong xảy ra với trẻ em chiếm 43%. Bên cạnh đó, bom mìn, vật nổ còn sót lại là nguồn vũ khí dễ bị các lực lượng vũ trang khai thác, gây mất ổn định, khiến xung đột có thể tái phát; cản trở các hoạt động cứu trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình, tái thiết hậu xung đột và phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.

Cho đến nay, trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an LHQ, không có đề mục riêng về vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn. Các lần đề cập đến bom mìn, vật nổ sau chiến tranh (ERW) và các thiết bị nổ tự chế (IEDs) chủ yếu gắn với việc triển khai các phái bộ gìn giữ hòa bình (PKO) như tại Somalia, Mali, Lebanon, Iraq, CH Trung Phi và Nam Sudan hoặc đề mục chung duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong 20 năm qua, tại Hội đồng Bảo an LHQ chỉ có 1 thảo luận mở và 3 cuộc họp nghe báo cáo (briefing) về vấn đề này. Nghị quyết 2365 của Hội đồng Bảo an LHQ thông qua ngày 30/6/2017 là nghị quyết duy nhất đề cập riêng đến khắc phục hậu quả bom mìn tính tới thời điểm hiện nay.

Trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ thời gian qua, Việt Nam đã đề cao vai trò của khắc phục hậu quả bom mìn trong tái thiết hậu xung đột trong các phát biểu, đề xuất đưa một số nội dung phù hợp về khắc phục hậu quả bom mìn trên cơ sở Nghị quyết 2365 vào một số văn kiện mới liên quan của Hội đồng Bảo an (như Nghị quyết 2540 năm 2020) về gia hạn phái bộ LHQ tại Somalia). 

Khi Việt Nam đưa ra sáng kiến này, nhìn chung các nước đều ủng hộ mục đích nhân đạo của việc hạn chế sử dụng bom mìn, bom đạn chùm, thừa nhận hậu quả của bom mìn tại các khu vực xung đột; ủng hộ các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ nạn nhân, phục vụ tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội; đề cao hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn.

H.Chi

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文