Nước mắm và nước mắt

08:15 27/10/2016
Nước mắt mặn đắng của hàng triệu ngư dân; nỗi niềm của hàng trăm doanh nghiệp bấy lâu nay chung thủy với nghề sản xuất nước mắm truyền thống hiện ai thấu hiểu và cảm nhận đầy đủ. Các hiệp hội nước mắm truyền thống đang ấm ức thống kê thiệt hại của các thành viên sau “sự cố truyền thông” như là một phản xạ tự vệ.


Mấy ngày qua, sau khi công bố “thạch tín trong nước mắm” từ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) “đánh” thẳng vào nước mắm truyền thống thông qua nhiều cơ quan truyền thông, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm, sôi nổi bàn luận.

Người đứng đầu của Bộ Thông tin và Truyền thông gọi những nội dung sai lệch liên quan đến nước mắm được đăng tải trên mặt báo những ngày qua là “sự cố truyền thông”. Và ông đã dùng cụm từ khá hay khi nói đến thái độ làm báo cẩu thả, vô tâm, không lường được những hậu quả do chính những bản tin, bài viết thiếu kiểm chứng mang lại, đó là “truyền thông bất lương”.

Nhiều người mong đợi sớm vạch mặt những kẻ bất lương, góp phần “giải oan” cho nước mắm truyền thống, trả lại sự công bằng cho hàng triệu người lao động, hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân ngành nghề nước mắm chân chính… (Ảnh: Internet)

Bất lương đến mức độ nào thực ra đến giờ, khi các cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức thì khó ai có thể định lượng đầy đủ, nhưng việc một tờ báo nằm trong top tên tuổi nhất nhì Việt Nam đã quyết định gỡ bỏ cùng lúc 5 bài thuộc thể loại điều tra mang thương hiệu của chính tờ báo này cho thấy chuyện không còn đơn giản.

Chính Tổng Biên tập tờ báo này cũng đã phải thốt lên nỗi niềm của mình trước việc này và cho rằng xin lỗi bạn đọc là “việc cần nhưng chưa đủ”. Tôi cũng đồng quan điểm với ông về nhận định này và nghĩ rằng, chưa hẳn những người lao động nào gắn với ngành nghề sản xuất nước mắm đều có điều kiện để đọc báo, không ít người trong số họ chỉ cảm nhận được “sự cố” này qua lời kể của người khác. Cả không ít người tiêu dùng, nhà sản xuất cũng vậy.

Thế nhưng hậu quả do “sự cố truyền thông” thì chính họ chứ không ai khác phải trực tiếp gánh chịu. Sau “sự cố truyền thông”, sự sụt giảm về sản lượng nước mắm đầu ra trong những ngày qua là có; mức độ nào chưa có số liệu thống kê nhưng chắc chắn đã xảy ra tác động dây chuyền, ít nhiều làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu lao động đang ngày đêm lem luốc tại các làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống trong nước.

Nói “truyền thông bất lương” theo tôi thực chất là nói đến sản phẩm, cách nghĩ hoàn toàn có ý đồ của một nhóm người bất lương, cùng theo đuổi về một lợi ích chung nào đó. Những ngày qua, dư luận đã nghĩ đến về sự tồn tại của một “đường dây” giữa doanh nhân bất lương, nhà báo bất lương và tổ chức nghề nghiệp bất lương.

Với những gì đã diễn ra những ngày qua cho thấy thấp thoáng bóng dáng một nhóm người có động cơ thiếu trong sáng; hay nói như Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông là “có dấu hiệu của sự câu kết giữa truyền thông và doanh nghiệp, thậm chí là vi phạm pháp luật”.

Nước mắt mặn đắng của hàng triệu ngư dân; nỗi niềm của hàng trăm doanh nghiệp bấy lâu nay chung thủy với nghề sản xuất nước mắm truyền thống hiện ai thấu hiểu và cảm nhận đầy đủ. Các hiệp hội nước mắm truyền thống đang ấm ức thống kê thiệt hại của các thành viên sau “sự cố truyền thông” như là một phản xạ tự vệ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương vào cuộc, tích cực phối hợp điều tra với quyết tâm cao nhất để làm rõ ai đưa ra thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân với quan điểm xử lý rất rõ ràng: “Nếu có vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh thì phải điều tra xử lý nghiêm. Vi phạm hình sự thì xử lý hình sự”.

Nước mắm truyền thống của Việt Nam đã có từ nghìn năm nay, gắn liền với thăng trầm lịch sử đấu tranh giữ vững chủ quyền của dân tộc. Nhiều người có thể nghe nói hoặc có đọc qua nhận định của một nhà nghiên cứu rằng nước mắm “là món quốc hồn, quốc túy của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới”. 

Và giờ, tôi và rất nhiều người mong đợi chính là sớm vạch mặt những kẻ bất lương, góp phần “giải oan” cho nước mắm truyền thống, trả lại sự công bằng cho hàng triệu người lao động, hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân ngành nghề nước mắm chân chính…

Thái Bình

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文