Phản bác luận điểm cho rằng kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản

10:31 17/01/2019
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta khẳng định: "kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.


Cơ chế kinh tế thị trường (KTTT) đã và đang được rất nhiều nước áp dụng theo những định hướng khác nhau, tùy theo mô hình xã hội và điều kiện cụ thể của từng nơi. Ở Việt Nam, KTTT được xác định phải theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”. 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta khẳng định: "KTTT là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên hiện nay, các thế lực thù địch đang tập trung chống phá, tuyên truyền các quan điểm sai trái, phi khoa học nhằm hướng tới mục tiêu làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa của nền KTTT, làm biến đổi dần cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, làm cho kinh tế Việt Nam lệ thuộc dần vào các trung tâm kinh tế quốc tế; dần dần đặt ra những điều kiện ràng buộc, kể cả gây sức ép chính trị, từng bước can thiệp nội bộ và tạo sự chuyển hóa theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Đồng thời mua chuộc, lôi kéo, dẫn tới biến chất về chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống một số cán bộ do rơi vào cạm bẫy kinh tế của các thế lực phản động, thù địch.

Các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam cho rằng không thể kết hợp KTTT với định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo họ, KTTT là của chủ nghĩa tư bản cho nên KTTT không thể định hướng xã hội chủ nghĩa được, phải từ bỏ hệ tư tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là họ đã đem đối lập hoàn toàn giữa KTTT với định hướng xã hội chủ nghĩa, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

Một số ý kiến còn cho rằng, không thể có KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội và KTTT không thể dung hợp với nhau, nếu đem “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa vào KTTT thì chẳng khác nào “trộn dầu vào nước”, tạo ra một “thân hình dị dạng”. Chúng còn đặt ra câu hỏi KTTT với định hướng xã hội chủ nghĩa như “nước với lửa” làm sao có thể kết hợp được với nhau?

Thực tế, KTTT không phải là “con đẻ”, là sản phẩm “thuộc về” CNTB. Lịch sử cho thấy, CNTB không sinh ra kinh tế hàng hóa. Do đó, KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong CNTB. Hay nói một cách khác, KTTT có lịch sử phát triển lâu dài. 

Trước chủ nghĩa tư bản, KTTT còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là “chiêu bài” để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng XHCN” trong KTTT ở Việt Nam hiện nay.

Cần nhận thức khách quan là KTTT sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta, là sự cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, sự tồn tại hay không tồn tại của nó là do những điều kiện kinh tế, xã hội khách quan sinh ra nó quy định; người ta không thể áp đặt ý muốn chủ quan một cách tuỳ tiện cho điều này.

PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương từng khẳng định rằng, sự lựa chọn mô hình KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa KTTT và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của KTTT trong thời đại ngày nay; là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại, nhằm phát huy vai trò tích cực của KTTT trong việc phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao đời sống nhân dân… Đồng thời, hạn chế những mặt tiêu cực của KTTT như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh không hoàn hảo, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng….

Thực tiễn cho thấy, tại từng địa điểm cụ thể, trong những thời điểm cụ thể, nền KTTT phải chịu sự chi phối của những hệ tư tưởng, văn hóa, tôn giáo khác nhau, và tất nhiên ở đó luôn có sự thống nhất, và cả những xung đột xoay quanh nó. Vậy nên, để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội phát triển vững chắc, đương nhiên phải có “bàn tay” của Nhà nước – bằng những quyết sách và kế hoạch của mình nhằm “định hướng” sự phát triển đó đúng đắn. 

Một bài học nhãn tiền là vào những năm 80, nữ Thủ tướng Anh quốc lúc đó là Margaret Thatcher đã tung ra chủ trương loại bỏ một nhà nước vì phúc lợi xã hội, tức là đưa nền kinh tế vào quĩ đạo của một chủ nghĩa tự do mới và mang màu sắc bảo thủ của thế kỷ XIX: thị trường nhiều hơn, nhà nước ít can thiệp hơn (Luận điểm này về sau được gọi là chủ nghĩa Thatcher). Hậu quả là mô hình này gây ra những tác động nghiêm trọng như tình trạng bất bình đẳng xã hội và tỉ lệ người nghèo tăng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục giảm, các thị trường tài chính quốc tế trở nên bất ổn hơn…

Trong khi đó, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn hội đủ các yếu tố của KTTT, nhưng nó mang những giá trị hết sức nhân bản, chứa đựng những thuộc tính nhân văn riêng mà không phải quốc gia nào cũng đạt được. Tại Đại hội XII, Đảng ta đã xác định “…đó là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Như vậy, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có các thiết chế để bảo vệ các nhóm yếu thế, tạo điều kiện cho họ vươn lên tiếp cận các cơ hội của thị trường, giúp họ đối phó với các rủi ro nghiệt ngã mà tự họ không có khả năng đối phó. 

Trong bối cảnh cụ thể ở nước ta, các nhóm yếu thế này chính là đông đảo nhân dân lao động, cùng những người bất hạnh, các gia đình bị thiệt thòi do phải hy sinh xương máu và của cải cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc, nông dân ít ruộng đất, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp... 

Điều này thể hiện khát vọng, nhu cầu chính đáng của nhân dân lao động, đồng thời cũng là ước vọng mà từ lúc sinh thời cho đến khi từ biệt cõi trần, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn đau đáu, mong mỏi, và trọn đời cống hiến cho dân, cho nước…

Những thành tựu phát triển đất nước trong hơn 30 năm qua đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế… mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XII về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng CNXH xác định đã chứng minh thể chế kinh tế của Việt Nam là đúng đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam.

TS Lê Hoàng Việt Lâm

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文