Phong trào thi đua yêu nước lan tỏa mạnh mẽ, toàn diện

09:00 06/12/2015
Năm năm qua (2010-2015), các phong trào thi đua trong cả nước đã phát triển sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực, góp phần cổ vũ, động viên nhân dân hăng hái thi đua, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… 

Đây là những tấm gương điển hình, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên mọi miền của Tổ quốc, đang hàng ngày miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động sản xuất… góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý

Năm năm qua, phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu như phong trào “Rèn luyện tay nghề thành thợ giỏi, chuyền may giỏi” trong ngành dệt may; phong trào “Việc hôm nay không để ngày mai”, “Thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không có ngày, giờ lao động mất an toàn” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…

Các phong trào hưởng ứng “Năm an toàn giao thông”, chương trình “Nhịp cầu yêu thương” chung tay xây dựng cầu treo dân sinh cho bà con vùng sâu vùng xa trong ngành Giao thông vận tải đã nhận được 358 tỷ đồng tiền quyên góp của các tổ chức, cá nhân; trong 5 năm đã xây mới, nâng cấp, cải tạo gần 150.000km đường giao thông nông thôn, hàng nghìn cầu dân sinh, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân, kết nối giữa các khu vực, vùng, miền trên cả nước…

Lực lượng Công an Sơn La thường xuyên bám dân, bám địa bàn xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở.

Đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững; phong trào thi đua chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất… Bình quân hàng năm có 8,2 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trong đó 4,2 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn, thu hút hàng trăm lao động, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. So với giai đoạn 2005 – 2010, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 3 lần, mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng 5 lần, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Các phong trào thi đua trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ và du lịch, đã góp phần tạo mức tăng trưởng khá, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, bảo đảm lưu thông hàng hoá và xuất khẩu. Qua đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng thu ngân sách nhà nước và đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 5,9%/năm.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, an sinh xã hội đảm bảo

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Hệ thống giáo dục các cấp phát triển cả về quy mô và chất lượng; các giải pháp đổi mới giáo dục, đào tạo được triển khai áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. 

Từ năm 2011 – 2015, các đội tuyển quốc gia liên tiếp đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế, thành tích năm sau cao hơn năm trước, đã có 163 học sinh đạt giải, trong đó có 39 học sinh đạt Huy chương vàng. Các phong trào thi đua trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã góp phần triển khai có chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia, củng cố hệ thống mạng lưới y tế từ Trung ương đến cơ sở, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế tốt hơn, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh được kiểm soát, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành Y tế.

Ở lĩnh vực khoa học, công nghệ đã phát động nhiều phong trào thi đua trong quản lý, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Với trọng tâm đưa khoa học về nông thôn, phong trào đã triển khai 377 mô hình thư viện điện tử cung cấp thông tin khoa học, công nghệ đến cấp xã; đào tạo 1.000 kỹ thuật viên vận hành và hướng dẫn trực tuyến cho gần 1 triệu nông dân biết cách khai thác thông tin trên mạng thư điện tử, góp phần tạo nên những mô hình mới, cách làm sáng tạo, thắt chặt mối liên kết giữa nhà khoa học – nhà sản xuất và nhà nông.

Các phong trào thi đua trong lĩnh vực an sinh xã hội, giải quyết việc làm và dạy nghề tiếp tục được triển khai có hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Phong trào xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 6%, hàng năm tạo việc làm cho khoảng 1,5 triệu người lao động. 

Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, thể dục, thể thao, các phong trào thi đua ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy sức sáng tạo trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc...

Giữ vững chủ quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng Quân đội nhân dân thực sự là động lực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. 

Với tinh thần “người sẵn sàng, vũ khí sẵn sàng, có lệnh là lên đường đi chiến đấu, đã ra quân là đánh thắng” đã cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sỹ toàn quân học tập rèn luyện, nâng cao sức cơ động và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và nhân dân, tích cực bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia; đồng thời tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, củng cố niềm tin yêu và máu thịt quân dân, góp phần làm sáng mãi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” được duy trì và thực hiện có hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy mỗi cán bộ, chiến sỹ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tích trong bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 

Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia, đã có trên 700 mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự như “Xây dựng cụm liên kết bảo vệ an ninh, trật tự”, “Khu dân cư tự quản”, “Ngõ xóm bình yên”, “Tiếng kẻng an ninh”, “Toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hoá những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư”… góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan tư pháp, nội chính đã đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp luật; tham mưu nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tuyên truyền, vận động nhân dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. 

Trong lĩnh vực đối ngoại, các phong trào thi đua “Ngoại giao Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”, “Đoàn kết, dân chủ, trí tuệ”… đã hướng thi đua vào việc tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách ngoại giao phù hợp, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước…

Anh Hiếu – Quỳnh Vinh

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文