Sinh hoạt tôn giáo trong sự hiệp thông và trách nhiệm cộng đồng

16:54 07/04/2020
Thời gian qua, sau khi có khuyến cáo của Chính phủ và các cơ quan chức năng, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục các giáo phận đều gửi thông báo, hướng dẫn chức sắc, tu sỹ, giáo dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 25/3, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Năng đã gửi thư hướng dẫn mục vụ, yêu cầu kể từ 16 giờ ngày 26/3, tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của các giáo xứ và dòng tu trong Tổng giáo phận tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của cộng đoàn.

Trong thư, Tổng Giám mục Nguyễn Năng nhấn mạnh, đây là một quyết định khó khăn trong ngày cao điểm của Tuần Thánh và lễ Phục sinh, nhưng đây là hành động chung tay cùng người dân cả nước phòng, chống dịch, không chỉ vì sự an toàn bản thân, mà còn là hành vi bác ái và đầy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại.

Hướng dẫn mục vụ của Tổng Giám mục Nguyễn Năng chỉ rõ, hoạt động cử hành thánh lễ vẫn được tiến hành, nhưng chỉ "cử hành riêng tư"; các nhà thờ không tổ chức cầu nguyện cộng đoàn, nhưng vẫn mở cửa để giáo dân đến cầu nguyện riêng; người dân dự thánh lễ và các buổi cầu nguyện riêng tư hoặc tại gia đình hay dự thánh lễ trực tuyến.

Về việc an táng, chỉ có thánh lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ, với sự tham dự của thân nhân họ hàng gần; hoãn lại việc cưới hỏi trong thời gian dịch.

Trong Thông báo ban hành ngày 28/3, Tòa Giám mục Bùi Chu đưa thông điệp, "ngay tại Rôma và biết bao giáo phận trên toàn thế giới, các vị chủ chăn đã phải quyết định ngưng mọi thánh lễ và các sinh hoạt mục vụ có tập trung đông người. Trong sự hiệp thông với Giáo hoàng, với Giáo hội hoàn vũ, cùng với cộng đồng xã hội tại Việt Nam, chúng ta ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự sống của chúng ta và của mọi người".

Đặc biệt, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg (về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19) và Chỉ thị số 16/CT-TTg (về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19), vì sức khỏe của cộng đồng, ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước, nhiều giáo phận đã cho ngưng thánh lễ và các hoạt động có giáo dân tham dự, tổ chức thánh lễ trực tuyến cho giáo dân, lễ riêng tư cho chức sắc.

Bên cạnh đó, nhiều giáo phận, giáo xứ, dòng tu đã chia sẻ với người khó khăn; đóng góp về nhân lực, vật lực, chung tay cùng các cấp chính quyền triển khai hoạt động phòng, chống dịch và góp phần vào công tác an sinh xã hội.

Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng chia sẻ, ông hiểu đây là những quyết định rất khó khăn đối với chức sắc, tu sỹ nói riêng và đồng bào Công giáo nói chung, nhất là trong những ngày cao điểm của Tuần Thánh và lễ Phục Sinh.

Song trong thời điểm cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, bao cán bộ chiến sỹ, y, bác sỹ đang ngày đêm gồng mình chống đại dịch COVID-19, thì ở một số giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các linh mục đã rung chuông tổ chức lễ với rất đông người tham gia.

Trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật vừa qua (4 và 5/4), các linh mục chính xứ 6 giáo xứ tại tỉnh Hà Tĩnh, giáo phận Hà Tĩnh là: Nghĩa Yên, Thọ Ninh, Tràng Đình, Thượng Bình, Kẻ Đông, Làng Truông, đã tổ chức thánh lễ tại nhà thờ với số người tham dự từ gần 200-500 người, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 có viết "sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào", nhưng những linh mục trên đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống "tốt đời, đẹp đạo" của đồng bào Công giáo.

Theo Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng, trong khi Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng nhân dân cả nước đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cách ly toàn xã hội và không tập trung đông người để phòng, chống dịch thì các linh mục giáo xứ trên lại vi phạm quy định của Chính phủ cũng như khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, vi phạm pháp luật và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ đạo của Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh. Những hoạt động này gây phản cảm, đi ngược lại sự nỗ lực, lợi ích chung của cộng đồng xã hội và Giáo hội.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 08/2 và ngày 10/3/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã ban hành các thông báo chỉ dẫn chức sắc, giáo dân: "Áp dụng các biện pháp phòng ngừa do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo một cách cẩn thận và bình tĩnh; tạm dừng hoặc hủy bỏ các cuộc lễ có đông người tham dự, đặc biệt là các Chúa Nhật, lễ trọng để thu nhỏ số lượng người tham dự trong mỗi thánh lễ; người không đến tham dự thánh lễ tại nhà thờ có thể theo dõi qua các kênh truyền thông của giáo phận".

Ông Vũ Chiến Thắng cho biết, trong tình hình cao điểm hiện nay, việc các chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng nghiêm túc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần quan trọng cùng các cấp chính quyền, đồng bào cả nước sớm đẩy lùi sự lây lan của đại dịch này.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục các giáo phận tiếp tục hướng dẫn linh mục, tu sĩ, giáo dân tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo có sự tham dự của đông giáo dân; tổ chức thánh lễ để giáo dân tham dự trực tuyến, qua các mạng xã hội; tổ chức thánh lễ riêng tư cho chức sắc Công giáo; đồng thời có thái độ nghiêm khắc với linh mục quản xứ 6 giáo xứ tại giáo phận Hà Tĩnh nêu trên, không để tái diễn việc tổ chức thánh lễ đông người.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, trước mắt yêu cầu Tòa Giám mục Hà Tĩnh chỉ đạo tất cả các giáo xứ phải chấp hành đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo tập trung đông người, đồng thời tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chu Thanh Vân

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文