Sinh hoạt tôn giáo trong sự hiệp thông và trách nhiệm cộng đồng

16:54 07/04/2020
Thời gian qua, sau khi có khuyến cáo của Chính phủ và các cơ quan chức năng, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục các giáo phận đều gửi thông báo, hướng dẫn chức sắc, tu sỹ, giáo dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 25/3, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Năng đã gửi thư hướng dẫn mục vụ, yêu cầu kể từ 16 giờ ngày 26/3, tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của các giáo xứ và dòng tu trong Tổng giáo phận tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của cộng đoàn.

Trong thư, Tổng Giám mục Nguyễn Năng nhấn mạnh, đây là một quyết định khó khăn trong ngày cao điểm của Tuần Thánh và lễ Phục sinh, nhưng đây là hành động chung tay cùng người dân cả nước phòng, chống dịch, không chỉ vì sự an toàn bản thân, mà còn là hành vi bác ái và đầy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại.

Hướng dẫn mục vụ của Tổng Giám mục Nguyễn Năng chỉ rõ, hoạt động cử hành thánh lễ vẫn được tiến hành, nhưng chỉ "cử hành riêng tư"; các nhà thờ không tổ chức cầu nguyện cộng đoàn, nhưng vẫn mở cửa để giáo dân đến cầu nguyện riêng; người dân dự thánh lễ và các buổi cầu nguyện riêng tư hoặc tại gia đình hay dự thánh lễ trực tuyến.

Về việc an táng, chỉ có thánh lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ, với sự tham dự của thân nhân họ hàng gần; hoãn lại việc cưới hỏi trong thời gian dịch.

Trong Thông báo ban hành ngày 28/3, Tòa Giám mục Bùi Chu đưa thông điệp, "ngay tại Rôma và biết bao giáo phận trên toàn thế giới, các vị chủ chăn đã phải quyết định ngưng mọi thánh lễ và các sinh hoạt mục vụ có tập trung đông người. Trong sự hiệp thông với Giáo hoàng, với Giáo hội hoàn vũ, cùng với cộng đồng xã hội tại Việt Nam, chúng ta ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự sống của chúng ta và của mọi người".

Đặc biệt, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg (về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19) và Chỉ thị số 16/CT-TTg (về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19), vì sức khỏe của cộng đồng, ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước, nhiều giáo phận đã cho ngưng thánh lễ và các hoạt động có giáo dân tham dự, tổ chức thánh lễ trực tuyến cho giáo dân, lễ riêng tư cho chức sắc.

Bên cạnh đó, nhiều giáo phận, giáo xứ, dòng tu đã chia sẻ với người khó khăn; đóng góp về nhân lực, vật lực, chung tay cùng các cấp chính quyền triển khai hoạt động phòng, chống dịch và góp phần vào công tác an sinh xã hội.

Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng chia sẻ, ông hiểu đây là những quyết định rất khó khăn đối với chức sắc, tu sỹ nói riêng và đồng bào Công giáo nói chung, nhất là trong những ngày cao điểm của Tuần Thánh và lễ Phục Sinh.

Song trong thời điểm cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, bao cán bộ chiến sỹ, y, bác sỹ đang ngày đêm gồng mình chống đại dịch COVID-19, thì ở một số giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các linh mục đã rung chuông tổ chức lễ với rất đông người tham gia.

Trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật vừa qua (4 và 5/4), các linh mục chính xứ 6 giáo xứ tại tỉnh Hà Tĩnh, giáo phận Hà Tĩnh là: Nghĩa Yên, Thọ Ninh, Tràng Đình, Thượng Bình, Kẻ Đông, Làng Truông, đã tổ chức thánh lễ tại nhà thờ với số người tham dự từ gần 200-500 người, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 có viết "sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào", nhưng những linh mục trên đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống "tốt đời, đẹp đạo" của đồng bào Công giáo.

Theo Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng, trong khi Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng nhân dân cả nước đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cách ly toàn xã hội và không tập trung đông người để phòng, chống dịch thì các linh mục giáo xứ trên lại vi phạm quy định của Chính phủ cũng như khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, vi phạm pháp luật và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ đạo của Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh. Những hoạt động này gây phản cảm, đi ngược lại sự nỗ lực, lợi ích chung của cộng đồng xã hội và Giáo hội.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 08/2 và ngày 10/3/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã ban hành các thông báo chỉ dẫn chức sắc, giáo dân: "Áp dụng các biện pháp phòng ngừa do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo một cách cẩn thận và bình tĩnh; tạm dừng hoặc hủy bỏ các cuộc lễ có đông người tham dự, đặc biệt là các Chúa Nhật, lễ trọng để thu nhỏ số lượng người tham dự trong mỗi thánh lễ; người không đến tham dự thánh lễ tại nhà thờ có thể theo dõi qua các kênh truyền thông của giáo phận".

Ông Vũ Chiến Thắng cho biết, trong tình hình cao điểm hiện nay, việc các chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng nghiêm túc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần quan trọng cùng các cấp chính quyền, đồng bào cả nước sớm đẩy lùi sự lây lan của đại dịch này.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục các giáo phận tiếp tục hướng dẫn linh mục, tu sĩ, giáo dân tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo có sự tham dự của đông giáo dân; tổ chức thánh lễ để giáo dân tham dự trực tuyến, qua các mạng xã hội; tổ chức thánh lễ riêng tư cho chức sắc Công giáo; đồng thời có thái độ nghiêm khắc với linh mục quản xứ 6 giáo xứ tại giáo phận Hà Tĩnh nêu trên, không để tái diễn việc tổ chức thánh lễ đông người.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, trước mắt yêu cầu Tòa Giám mục Hà Tĩnh chỉ đạo tất cả các giáo xứ phải chấp hành đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo tập trung đông người, đồng thời tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chu Thanh Vân

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文