Kỷ niệm 72 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2020):

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

09:02 11/06/2020
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm huy động sức mạnh toàn dân cho cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.


Lời kêu gọi của Người như tiếng trống lệnh, khởi đầu một phong trào thi đua yêu nước, có sức lan tỏa rộng rãi trong các ngành, các lực lượng, từng cơ quan, đơn vị và mỗi con người Việt Nam yêu nước, tạo ra động lực tinh thần vô cùng to lớn, góp phần đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Người nhấn mạnh: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau”. Người chỉ ra những lợi ích thiết thực của thi đua: “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc”(1) và “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để mọi người tiến bộ”(2). Người cho rằng, khi mọi người hiểu rõ lợi ích của thi đua sẽ gắn kết với nhau, biến sức mạnh riêng lẻ của từng cá nhân thành sức mạnh dân tộc để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Về cách thức tổ chức phong trào thi đua, Người luôn căn dặn: “Kế hoạch phải thiết thực. Tổ chức phải hẳn hoi. Lãnh đạo phải chặt chẽ.   

Phân công phải rõ ràng. Mọi việc phải dân chủ. Thi đua phải bền bỉ”(3). Theo Người: “Nội dung kế hoạch thi đua phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực”(4). Khi nội dung thi đua được xác định, phải đề ra mục tiêu, mức độ phấn đấu phù hợp với tình hình thực tế. Chỉ tiêu thi đua phải cụ thể, không nêu chung chung, không đặt ra mức thi đua quá cao hoặc quá thấp để mọi người đều có thể phấn đấu thực hiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mức thi đua phải tiến dần dần và tiến mãi mãi”(5), có nghĩa là chỉ tiêu thi đua của mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân được xây dựng từ thấp đến cao, thành tích năm sau cao hơn năm trước và cố gắng duy trì ở mức cao. Với lực lượng CAND, Người căn dặn: “Thi đua phải có điều kiện, điều kiện thế nào các chú thảo luận với nhau”(6). Điều kiện ở đây theo quan niệm của Người chính là các chỉ tiêu thi đua, chỉ tiêu ấy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn và có thể áp dụng đối với mọi đơn vị.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là động lực thúc đẩy phong trào cách mạng đi lên, cần được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, nếu không thì động lực ấy sẽ không còn được duy trì, phong trào thi đua gián đoạn sẽ làm cho tinh thần hăng hái của mọi người bị giảm sút. Cho nên, với lực lượng CAND, Người căn dặn: “Phong trào thi đua phải làm bền bỉ, liên tục”(7). Người nêu rõ, để phong trào thi đua đạt hiệu quả cao thì phải có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những nội dung phù hợp, sát với thực tiễn của phong trào. 

Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 14 (tháng 1/1960), Người căn dặn: “Bộ Công an phải tổ chức, theo dõi và tổng kết thi đua cho tốt”. Theo Người, việc khen thưởng phải công bằng, chính xác, thành tích đến đâu, khen thưởng tới đó, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng. Khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, liên tục.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là định hướng cơ bản cho phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” của lực lượng CAND gần 75 năm qua. Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Người, cấp ủy và thủ trưởng Công an các cấp trong CAND thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, có tác dụng thúc đẩy mọi mặt công tác của lực lượng CAND. 

Thông qua phong trào thi đua, giữa Công an các đơn vị, địa phương đã có sự gắn kết, hiệp đồng chặt chẽ; sự cạnh tranh lành mạnh trong thi đua giữa cán bộ, chiến sĩ đã thúc đẩy tính tích cực, sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, say mê học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đó là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” luôn được gắn với việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của toàn lực lượng CAND và công an các đơn vị, địa phương. Ngay từ đầu năm, các cụm thi đua đều tiến hành rà soát, xây dựng tiêu chí, thang bảng điểm thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị; từng đơn vị và cán bộ, chiến sĩ đăng ký danh hiệu thi đua. 

Định kỳ hằng quý và sơ kết 6 tháng đầu năm, các cụm thi đua đều tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí và tiến hành chấm điểm thi đua, làm căn cứ cho việc bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua cuối năm. Công an các đơn vị, địa phương đã xây dựng kế hoạch, phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” với mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp thực hiện cụ thể phù hợp với tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình. 

Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” được lồng ghép với các phong trào thi đua khác và gắn với các cuộc vận động, các đợt sinh hoạt chính trị nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của lực lượng CAND. 

Tùy theo tình hình, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, phong trào thi đua của Công an các đơn vị, địa phương được tổ chức theo nhiều mô hình, tên gọi khác nhau và với những khẩu hiệu hành động khác nhau… Tất cả đều hướng tới mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác và đấu tranh phòng, chống tội phạm, được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. 

Đến nay, trong toàn lực lượng CAND đã có: 13 tập thể, 4 cá nhân được tặng Huân chương Sao vàng; 89 tập thể, 11 cá nhân được tặng Huân chương Hồ Chí Minh; 693 lượt tập thể, 408 cán bộ, chiến sĩ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 1 tập thể và 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; hàng vạn tập thể và cán bộ, chiến sĩ được tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Huy chương các loại và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 

Hằng năm, có hàng chục “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, hàng trăm “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng CAND” và hàng nghìn “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tôn vinh. 

Song, kết quả lớn nhất của phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, đó chính là bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn tàu chạy, phải có đầu tàu kéo. Muốn thi đua mạnh, phải có động lực”(8). Động lực đó, chính là vai trò tiên phong, là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng đơn vị. Vì vậy, để phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và mỗi đảng viên CAND cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu, thực sự là hạt nhân, là “đầu tàu kéo” của phong trào.

                               -----------------------------

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t6, tr.170;

(2), (4), (5) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.7, tr.146, 146, 405;

(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.8, tr.525;

(6), (7) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.13, tr.353, 351;

(8) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.10, tr.281.

PGS.TS Trần Quang Tám

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文