Tìm giải pháp khôi phục bền vững rừng vùng Tây Nguyên

13:18 20/06/2016
Sáng 20-6, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN và PTNT, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp tổ chức Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.


Tham dự Hội nghị còn có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TN và MT…cùng lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.

Quang cảnh hội nghị.

Theo thống kê của Bộ NN và PTNT, trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng diện tích rừng vùng Tây Nguyên đã giảm tới hơn 300.000ha, độ che phủ của rừng giảm 6,1%. Kết quả tổng điều tra kiểm kê rừng các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, diện tích rừng có trữ lượng ở khu vực Tây Nguyên là gần 2 triệu ha (chiếm 77,6% diện tích đất có rừng với tổng trữ lượng gỗ là 302 triệu m3). Rừng tại khu vực Tây Nguyên gắn liền với đời sống đồng bào, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu.

Trong những năm qua, để phát triển lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực này. Mặc dù vậy, đến nay lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp tục gặp phải những khó khăn, thách thức xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho diện tích, chất lượng rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm (từ 2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên đã giảm tới hơn 300.000ha, độ che phủ của rừng giảm 6,1%, xuống còn 48,5%. Không những diện tích mà cả trữ lượng cũng giảm mạnh. Trong vòng 5 năm đó, trữ lượng rừng khu vực Tây Nguyên giảm hơn 57 triệu m3, tương ứng giảm 17,4%. Trong đó, diện tích rừng được đánh giá là khu vực “rừng giàu” đã giảm gần 20 triệu m3, tương ứng 21%.

Trong khi đó, tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, trong năm 2015, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý hơn 6.000 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, tăng 463 vụ so với năm 2014.

Hiện các tỉnh Tây Nguyên có 2.062 cơ sở chế biến gỗ và đồ mộc, trong khi có tới 1.377 cơ sở sản xuất đồ mộc, thì chỉ có 685 cơ sở chế biến gỗ. Do phát triển mất cân bằng như vậy nên việc quản lý các cơ sở chế biến gỗ kém hiệu quả.

 Các cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ sở chế biến, đặc biệt là những xưởng chế biến gỗ gần rừng, không gắn với nguồn nguyên liệu, làm gia tăng tình trạng phá rừng và mua bán gỗ bất hợp pháp tại đây.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra những mặt tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cũng đã nêu ra những biện pháp, giải pháp đóng góp vào việc thực hiện tốt hơn công tác khôi phục rừng bền vững cho vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng với tình trạng suy giảm rừng tại Tây Nguyên một cách nghiêm trọng như hiện nay, việc rừng Tây Nguyên sẽ bị biến mất trong nay mai không thể tránh khỏi. 

“Để mất rừng chính là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu như hiện nay. Bằng chứng là trong đợt hạn hán lịch sử vừa qua, Tây Nguyên đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ biến đổi khí hậu”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước thực trạng trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chính quyền địa phương các tỉnh Tây nguyên cần rà soát lại toàn bộ việc cấp phép cho các doanh nghiệp thực hiện dự án trên đất rừng, qua đó phát hiện, xử lý nghiêm những đơn vị để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, không để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng việc cấp phép dự án để tàn phá rừng; các cấp, các ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn để nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời có hiệu quả nạn phá rừng.

Yêu cầu cấp ủy chính quyền các địa phương phối hợp cùng các lực lượng chức năng như công an, kiểm sát, tòa án, quân đội, kiểm lâm…vào cuộc để đấu tranh có hiệu quả với nạn phá rừng; làm rõ trách nhiệm và đưa ra xử lý nghiêm đối với các cá nhân và tập thể thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng nhưng để xảy ra nhiều sai phạm, để mất rừng.

Rà soát, kiểm tra lại việc cấp phép cho các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên, qua đó phát hiện những sai phạm để xử lý nghiêm; sắp xếp lại các nông lâm trường, các cơ ban quản lý để rừng có chủ, đất rừng có chủ, không phát canh thu tô đất rừng và rừng trong khi người dân không có đất trồng rừng; 

Ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng, yêu cầu các dự án thủy điện thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế, kiên quyết thu hồi giấy phép, ngừng hoạt động những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thực hiện nghiêm Nghị định 75 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách mà người giữ rừng, người trồng rừng có thể sống được với nghề rừng; chính quyền các tỉnh Tây Nguyên và các bộ, ngành liên quan thực hiện tốt việc tôn vinh những tập thể, cá nhân, những lực lượng nòng cốt có liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. 

Bên cạnh đó, cần nghiêm khắc xử lý, điều tra, truy tố, xét xử những tập thể, những cá nhân, những đường dây buôn lậu gỗ, các băng nhóm xã hội có liên quan đến việc phá rừng.

Chủ tịch UBND các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm chính trong việc địa phương để mất rừng; mỗi địa phương cần quán triệt, giao nhiệm vụ công tác bảo vệ rừng từ tỉnh xuống huyện, xã, cấp kinh phí theo và bố trí cán bộ kiểm lâm xuống địa bàn theo quy định để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng…

Văn Thành

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文