Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Tư duy mới về bảo đảm an ninh con người

07:25 19/04/2021
Trong định hướng và nhiệm vụ trọng tâm nói trên, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yếu tố “an ninh con người”. Khái niệm này lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng, thể hiện quan điểm, tư duy mới trong đảm bảo an ninh quốc gia mà trọng tâm là vấn đề an ninh con người...


Nhiệm vụ thứ 7 trong định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.

Đồng thời, Nghị quyết xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”. 

Trong định hướng và nhiệm vụ trọng tâm nói trên, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yếu tố “an ninh con người”. Khái niệm này lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng, thể hiện quan điểm, tư duy mới trong đảm bảo an ninh quốc gia mà trọng tâm là vấn đề an ninh con người.

Thực tế, khái niệm an ninh con người do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đưa ra đầu tiên vào năm 1994 trong báo cáo hàng năm về sự phát triển của con người. UNDP cho rằng: An ninh con người là sự an toàn của con người trước những mối đe dọa kinh niên như nghèo đói, bệnh tật, đàn áp và những biến cố bất ngờ, bất lợi trong cuộc sống hằng ngày.

An ninh con người được đặt ra trong mối quan hệ mật thiết với những nội dung an ninh khác, an ninh con người có mối quan hệ với thời đại, xã hội và môi trường tự nhiên. An ninh con người trở thành một nhân tố, điều kiện quan trọng để thực hiện cũng như bảo đảm an ninh xã hội, an ninh toàn cầu. Đây là một phần của an ninh quốc gia, chính trật tự, kỷ cương mang lại môi trường, cuộc sống an toàn cho mọi người dân và từ môi trường đó càng củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, chế độ, củng cố niềm tin vào cuộc sống an lành.

Thực tiễn cho thấy, xã hội được bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn chính là thước đo quan trọng hàng đầu phản ánh chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân. Dù cho người dân có thu nhập tốt, mức sống cao nhưng nếu xã hội bất ổn về chính trị, bị đe dọa về nạn khủng bố, xung đột, bạo loạn… sẽ gây đảo lộn cuộc sống, làm cho tâm lý người dân hoang mang, lo sợ và cuộc sống chung của toàn xã hội sẽ bất an, nguy hiểm.

Ngược lại, xã hội được bảo đảm an ninh không chỉ loại trừ được sự nguy hiểm đe dọa sinh mạng, sức khỏe mà còn đòi hỏi sự bảo đảm cho cuộc sống bình thường của mỗi con người, sự ổn định, hạnh phúc trong cuộc sống.

Vấn đề an ninh con người đã được Liên Hợp quốc và nhiều nước trên thế giới tiếp nhận như một tư duy mới có sức thuyết phục và có giá trị thực tiễn cao. Con người đặt ở vị trí trung tâm của thời cuộc, của xã hội là mang tính khách quan bởi xã hội suy cho cùng là xã hội của con người và vì con người. Thực hiện an ninh con người sẽ bổ sung và làm phong phú cho an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu.

Tuy nhiên, từ khái niệm chung về an ninh con người lại có cách hiểu cụ thể khác nhau, dẫn tới những chính sách và hành vi rất khác nhau. Thể chế chính trị Việt Nam coi trọng an ninh con người, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, coi nhân dân là người chủ thực sự của xã hội. Do đó, các chính sách và an ninh xã hội, công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, xóa đói giảm nghèo… được coi trọng và thực hiện cũng chính là nhằm bảo đảm an ninh con người.

Chính việc bảo đảm được an ninh con người làm cho an ninh quốc gia được ổn định, đất nước phát triển bền vững, hài hòa. An ninh con người không tách rời an ninh quốc gia và bảo đảm an ninh con người chính là bảo đảm an ninh quốc gia. Điều này cũng nhằm phản bác lại một số luận điệu muốn tách an ninh con người khỏi an ninh quốc gia, đặt an ninh con người trên an ninh quốc gia, từ đó lấy cớ nhân quyền, dân chủ để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

Đây thực chất là hành vi lợi dụng vấn đề an ninh con người để chống phá đất nước, gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Thực chất, bảo đảm an ninh con người trước hết phải là bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia của cả cộng đồng sinh sống, đó là chủ quyền thiêng liêng nhất, bao hàm an ninh con người và phục vụ cao nhất cho an ninh con người.

Trong điều kiện ngày nay, khi toàn cầu hóa với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển vượt bậc kéo theo tất cả các nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan buộc tất cả các nước đều phải hòa mình vào dòng chảy đó. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế luôn tạo ra cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia.

Hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi nước phải đề cao độc lập, chủ quyền cùng với an ninh xã hội, an ninh con người của đất nước mình. Do đó, việc bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người trong quá trình hội nhập quốc tế là một trong những vấn đề cơ bản và thiết yếu hiện nay đối với nước ta.

Về vấn đề này, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, xác định bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng. Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân.

An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại. Bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Để thực hiện được mục tiêu và tầm nhìn với các mốc phát triển nói trên, Đại hội XIII xác định 5 quan điểm chỉ đạo đòi hỏi quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó quan điểm thứ hai là: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ, đây là sự kế thừa nội dung “bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc” đã được nêu ở các kỳ Đại hội trước. Đồng thời, về phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển. 

Đăng Minh

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文