Một trường đại học Mỹ bị kiện đòi bồi thường 1 tỉ USD

12:00 10/07/2015
Tòa án thành phố Baltimore (tiểu bang Maryland, Mỹ), vừa thụ lý đơn kiện tập thể của người dân Cộng hòa Guatemala ở khu vực Trung Mỹ, đòi Trường đại học John Hopkins (JHU) phải bồi thường số tiền 1 tỉ USD về một chương trình thí nghiệm y khoa từng được thực hiện trong quá khứ, trở thành khoản tiền bồi thường kỷ lục trong lịch sử tồn tại các cơ sở cao học tại Hoa Kỳ.

Theo nội dung đơn kiện, trong thập niên 40 và 50 thế kỷ trước, JHU đã tham gia vào một chương trình thử nghiệm y khoa được thực hiện trên hàng trăm người dân Guatemala, cốt để xác định xem tác dụng của loại thuốc kháng sinh penicillin do Tập đoàn Dược phẩm Mỹ Bristol-Myers Squibb (BMS) mới bào chế thành công, có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền các căn bệnh qua đường tình dục hay không?

Hệ quả là vô số nạn nhân vô tội đã bị lây nhiễm các chứng bệnh như giang mai và bệnh lậu, khiến cuộc sống của họ lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát vì không có thuốc chữa trị, thậm chí nhiều người đã thiệt mạng. Chương trình thử nghiệm này do Chính phủ Mỹ hoạch định, được Quỹ từ thiện Rockefeller ở New York hỗ trợ tài chính thông qua Ủy ban Phê duyệt tài trợ Liên bang, để các nhà khoa học thuộc JHU tiến hành đồng loạt những cuộc thí nghiệm sâu rộng trên cơ thể người dân Guatemala suốt 11 năm liên tiếp, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1956.

Chương trình được giữ bí mật trong hơn nửa thế kỷ, mãi đến năm 2010 mới bị Giáo sư Susan Mokotoff Reverby của Trường Cao đẳng cộng đồng Wellesley College ở Boston (tiểu bang Massachusetts) bóc trần. Qua đó cho thấy kết quả thí nghiệm không được công bố rộng rãi, còn những người Guatemala bị nhiễm bệnh không được cảnh báo về những hậu quả từ sự tham gia của họ vào các cuộc thí nghiệm, cũng như không được chỉ dẫn phương cách có thể tự bảo vệ mình khỏi sự lây lan của bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Bà M. O'Reilly là một trong những nạn nhân còn sống sót đòi được bồi thường.

Luật sư Paul Beckmann, Giám đốc Công ty Luật nổi tiếng mang tên ông ở Baltimore, cũng là Trưởng nhóm luật sư đại diện bên nguyên đơn cho biết có tổng cộng 774 công dân Guatemala đứng tên ký vào đơn kiện JHU, trong đó gồm 60 nạn nhân sống sót bởi đã tình cờ khỏi bệnh sau khi trải qua thí nghiệm; số còn lại là trẻ mồ côi, thân nhân và bạn tình của những nạn nhân đã thiệt mạng vì bị nhiễm trùng từ các chứng bệnh lây lan qua đường tình dục do các nhà khoa học thuộc JHU tiến hành.

"Cách đây gần 3 năm, vào đầu năm 2012 các nạn nhân người Guatemala từng đệ đơn kiện tập thể lên tòa án Mỹ, nhưng đã bị bác đơn với lý do tòa không thể giải quyết những hành vi xảy ra bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ"(!), luật sư P. Beckmann cho biết đồng thời quả quyết: "Riêng bản thân tôi luôn tin tưởng rằng cuối cùng công lý sẽ được thực thi. Phần thắng nhất định sẽ thuộc về phía nguyên đơn với những chứng cứ pháp lý đầy sức thuyết phục, sẽ được các luật sư Mỹ dày dạn kinh nghiệm đưa ra trong quá trình tranh tụng tại tòa".

Một nạn nhân là bà Martha O'Reilly, 71 tuổi người thủ đô Guatemala City, nhớ lại: "Năm tôi 9 tuổi và đang sống trong trại mồ côi ở ngoại ô Guatemala City, một hôm có một nhóm người Mỹ xuất hiện cùng với các bác sĩ địa phương tại bệnh xá của trại và tiến hành tiêm chích thuốc chúng tôi. Họ không hề giải thích cho chúng tôi biết đó là thứ thuốc gì. Suốt quãng đời đau đớn sau đó tôi không được biết tí gì về toàn bộ sự thật. Chỉ có Chúa trời mới có thể tha thứ cho họ".

Trụ sở Trường đại học John Hopkins ở Baltimore.

Về phần mình, tuy vị đại diện Khoa Y của JHU đã lên tiếng bày tỏ "sự cảm thông sâu sắc" đối với các nạn nhân của những cuộc thí nghiệm trong quá khứ và thân nhân hiện nay của họ, nhưng lại cho rằng quan điểm của Ban lãnh đạo JHU, là không chịu trách nhiệm về những công trình nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tiến hành(!?). Còn Quỹ Rockefeller cũng "vào hùa" với Trường JHU nhằm đổ trách nhiệm cho chính quyền trung ương.

Riêng người phát ngôn của Tập đoàn Dược phẩm BMS có trụ sở tại New York, khi được phóng viên tờ nhật báo Anh gọi điện phỏng vấn đã từ chối bình luận về vụ kiện chưa có tiền lệ này. Bản thân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, vị chính khách Mỹ hàng đầu từng được Tổng thống Barack Obama chỉ định kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Đạo đức sinh học Liên bang, khi hay tin về các cuộc thí nghiệm ở Guatemala đã thay mặt chính giới Mỹ chính thức xin lỗi các nạn nhân.

JHU là một trường đại học nghiên cứu tư nhân được thành lập vào năm 1876 có trụ sở tại thành phố Baltimore. Trường mang tên nhà giải phóng nô lệ kiêm doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ Johns Hopkins (1795-1873), người đã di chúc hiến tặng toàn bộ gia tài trị giá 7 triệu USD giúp thành lập trường, cũng là số tiền từ thiện lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào thời điểm đó.

T.Q.Long (theo The Guardian)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文