Ngồi tù 30 năm mới được tuyên vô tội

11:35 21/01/2011
Các công tố viên tại Texas (Mỹ) hôm 3/1 vừa qua đã tuyên bố vô tội cho Cornelius Dupree Jr., một người đàn ông ngồi tù 30 năm qua vì bị tình nghi có liên quan trong một vụ án cướp và hãm hiếp.

Dupree là người thụ án nhiều hơn mọi phạm nhân được tuyên vô tội khác nhờ giám định lại ADN tại tiểu bang Texas. Kết quả thử nghiệm ADN mới nhất đã chứng minh ông thật sự vô tội sau khi Cornelius Dupree Jr được trả tự do hồi tháng 7/2010, theo đó loại trừ ông là người đã tấn công một người phụ nữ Dallas năm 1979. Bị kết án 75 năm tù vào năm 1980, khi đó Dupree chỉ mới 20 tuổi.

Dupree, hiện 51 tuổi, cho biết ông rất biết ơn tiến trình thử nghiệm ADN từ năm 2001 đã giải oan cho ông và 40 phạm nhân khác ở Texas. Chưởng khế quận Dallas, ông Craig Watkins cho biết: "Văn phòng chúng tôi điều tra lại rất kỹ trường hợp này, giám định lại các bằng chứng sinh học, và dựa trên kết quả đó đã đưa ra kết luận Cornelius Dupree không phạm tội".

Theo mong đợi, lời tuyên án tội danh cướp có vũ khí nghiêm trọng của Dupree sẽ được xóa bỏ tại một buổi điều trần miễn trách nhiệm tại một tòa án ở Dallas. Đã có 21 vụ xóa án nhờ ADN ở Dallas kể từ năm 2001. Chỉ có hai tiểu bang Illinois và New York trả tự do cho người bị kết án sai thông qua chứng cứ ADN nhiều hơn Dallas, theo Dự án (Bảo vệ) Người Vô tội - một trung tâm pháp lý (trụ sở tại New York) đại diện cho Dupree và chuyên về các trường hợp bị kết tội sai trái.

Số phạm nhân được trả tự do nhờ ADN tại Dallas là nhiều thứ ba trên  nước Mỹ bởi vì phòng giám định kỹ thuật hình sự quận vẫn lưu giữ các bằng chứng sinh học thậm chí nhiều thập niên sau khi phạm nhân nào đó bị kết tội, để luôn có sẵn mẫu kiểm tra. Ngoài ra, Watkins còn hợp tác với các nhóm bảo vệ người vô tội qua việc rà soát hàng trăm yêu cầu của phạm nhân khi họ kêu oan đòi thử lại ADN. Watkins, Chưởng khế quận da màu đầu tiên trong lịch sử Texas, cũng đã chỉ ra điều bất công mà ông gọi là "trạng thái tâm lý kết tội bằng mọi giá" từng chiếm lĩnh văn phòng chưởng lý này trước khi ông đến làm việc vào năm 2007.

Thời gian 30 năm tù của Dupree hơn hẳn James Woodard, công dân Texas ngồi tù 27 năm vì một vụ giết người mà ông được minh oan hồi năm 2008. Trên toàn quốc, có ít nhất hai phạm nhân khác ngồi tù lâu được minh oan nhờ trung tâm ADN của ông Watkins. James Bain bị ngồi tù oan 35 năm ở Florida, Lawrence McKinney hơn 31 năm ở Tennessee và Phillip Bivens hơn 30 năm ở Mississippi. Hiện chưa rõ Dupree hay Bivens ngồi tù lâu hơn.

Xét nghiệm ADN trong vụ án của Dupree cũng loại trừ bị cáo thứ hai, Anthony Massingill, kẻ về sau bị kết án trong một vụ án tấn công tình dục khác và bị kết án chung thân. Massingill vẫn còn ngồi tù nhưng luôn cho rằng mình vô tội. Xét nghiệm ADN dành cho Anthony Massingill trong vụ án thứ hai chưa có kết quả. Dupree bị kết tội vào năm 1979 trong vụ án cướp và hãm hiếp một phụ nữ 26 tuổi, và bị kết án 75 năm tù chỉ một năm sau đó với tội danh tăng nặng vì cướp bóc.

Theo tài liệu từ tòa án, một người phụ nữ và bạn đồng hành của cô dừng lại tại một cửa hàng rượu Dallas vào tháng 11/1979 để mua thuốc lá và sử dụng điện thoại công cộng. Khi họ trở ra xe, hai người đàn ông (một tên có vũ khí) đẩy họ vào xe và ra lệnh cho họ lái đi. Cuối cùng, chúng yêu cầu hai nạn nhân đưa tiền, trước khi ra lệnh cho xe tấp vào lề đường và buộc người đàn ông xuống xe. Người phụ nữ toan chạy trốn nhưng bị đẩy lại vào trong xe.

Những kẻ tấn công đã lái xe chở người phụ nữ đến một công viên gần đó, rồi dùng súng uy hiếp để cưỡng hiếp cô. Chúng còn định giết nhưng sau đó lại tha mạng cho cô. Chúng cướp chiếc áo lông thỏ và giấy phép lái xe của cô và cảnh báo sẽ giết chết nếu cô trình cáo vụ tấn công với cảnh sát. Nạn nhân chạy vào đường cao tốc gần đó và gục xuống bất tỉnh bên lề đường, nơi cô được phát hiện.

Theo tài liệu tòa án, khoảng 5 ngày sau đó hai người đàn ông có mô tả không giống Dupree tìm cách bán áo lông thỏ tại một cửa hàng tạp hóa cách cửa hàng rượu Dallas khoảng 3,2km. Chiếc xe bị đánh cắp của nạn nhân cũng được tìm thấy bị bỏ rơi trong bãi đậu xe.

Dupree và Massingill đã bị bắt giữ vào tháng 12/1979 bởi vì họ có dáng vẻ tương tự như hai kẻ tình nghi bị truy tìm trong một vụ cướp và tấn công tình dục khác. Cô gái đã xác nhận cả hai người đàn ông trong một loạt hình ảnh của những kẻ bị tình nghi, nhưng bạn đồng hành của cô không xác định được nghi can nào trong loạt hình ảnh đó. Dupree bị kết án và liên tục kháng án suốt 3 thập niên. Tòa phúc thẩm hình án đã 3 lần bác đơn của Dupree.

Dự án Người Vô tội nhận xem án lệ của ông vào năm 2006. Hè năm ngoái, họ nhận được kết quả xét nghiệm ADN trên bằng chứng sinh học lấy từ một miếng gạc âm đạo. Đến tháng 7/2010, không lâu sau khi Dupree được trả tự do, kết quả xét nghiệm đã chính thức xóa tội danh cho cả Dupree và Massingill trong vụ án nói trên. Cuộc điều trần đang diễn ra vì hiện tại các viên chức hữu quan cần kiểm tra thêm để khẳng định rằng chất liệu sinh học cất giữ 30 năm qua là ADN trùng khớp với ADN của nạn nhân

Phương Nguyên (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文