Rơ Châm tih người giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên

16:00 20/03/2008
Hiện ở Gia Lai chỉ còn một người đang ngày đêm say sưa vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị của các loại đàn, phục vụ đời sống hằng ngày của đồng bào. Đó là: Rơ Châm Tih - một nghệ nhân, một cựu quân nhân trở về sau những năm phục vụ quân đội.

Đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) từ xa xưa đã có một nền văn hóa đặc sắc. Ngoài văn hóa cồng chiêng vừa được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, thì theo thời gian một số nhạc khí khác có nguồn gốc từ cây rừng mà tre nứa, trong đó đa dạng nhất là đàn - đang có xu hướng mất dần trong đời sống tâm linh của bà con.

Chuyện làm thầy dạy đàn

Tih sinh ra và lớn lên ở làng Jút, xã IaDêr, huyện Iagrai (Gia Lai), năm nay 30 tuổi. Điều đặc biệt là tên của các con Tih đều đặt theo tên đàn. Có thể nói nhiều năm qua Tih không ngừng học tập, vừa bảo tồn kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc vừa bảo tồn, phát huy giá trị của nền văn hóa dân tộc trong đời sống cộng đồng.

Mê đàn, nên từ nhỏ nghe ở đâu có tiếng đàn là Tih có mặt, có ngày Tih ngồi học say sưa quên cả ăn, cả uống. Tâm hồn trẻ thơ của Tih có giai điệu thánh thót của những tiếng đàn và lời ca tiếng hát bà con đồng bào Jơ Rai, Ba Nar trong các ngày đêm lễ hội.

Rơ Châm Tih đang dạy đàn t'rưng.

Ở Tây Nguyên, người giỏi làm đàn không mấy ai giỏi chơi đàn và ngược lại. Chỉ có một Rơ Châm Tih, chơi đàn đã giỏi mà làm đàn cũng giỏi. Thời gian qua, chính anh đã bảo tồn được một số loại đàn đang có xu hướng mai một dần như: t'rưng, bru (sáo dọc), knik, tingning (đàn goong - cách gọi của người Ba Nar), đinh pơng. Đặc biệt Tih còn biết phát huy tác dụng của các loại đàn mà theo anh là những nhạc cụ giao hòa tâm linh giữa con người với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá...

Ngồi xem Tih làm những chiếc đàn nhiều kiểu dáng, nhiều màu sắc rất đẹp, nhưng chỉ bằng một con dao cán dài, lưỡi nhỏ (vật gia dụng trong mỗi gia đình của người Jơ Rai), tôi hỏi: Sao Tih không mua mấy con dao, mấy dụng cụ để cắt, gọt, khoan... làm cho nhanh và đẹp hơn?".

Tươi cười, Tih nói: Đây là những nhạc cụ mang sắc thái và tâm hồn của người Jơ Rai, Ba Nar được làm ra từ cây rừng mà tre nứa là vật dụng chính; mình không thể làm nhanh được, vừa làm mình vừa chỉnh sửa từng đoạn, từng thanh, từng nốt sao cho âm thanh hay và hợp với mỗi loại đàn. Khi nghe tiếng đàn, lòng người xao động, thanh thản, không thù oán, hờn giận nhau mà cùng hướng tới cái tốt đẹp, cái tinh khiết của trời, của đất; quên hết mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả. Nghe tiếng đàn, con thú trong rừng không quậy phá nương rẫy, con chim bay về tổ; con bò, con trâu không lạc bước trên đồi. Thiên nhiên "hiểu" được lòng người, nắng hòa, mưa thuận, mùa màng tốt tươi, nhiều hoa, nhiều trái... Nói xong, uống ngụm nước chè xanh, Tih cầm bru và thổi bài Dăm brông (Chàng trai dũng cảm).

...Năm nay nắng nóng/ Nóng cháy da người/ Mùa xuân đã tới/ Đất trời Tây nguyên/ Có chàng trai dũng cảm/ Tìm nước về cho dân/ ...Có con chim báo hiệu/ Có con ve báo thức/ Chuẩn bị mùa mưa tới/ cây lá tốt tươi/ nhiều hoa, nhiều quả/ đôi lứa yêu nhau/ bập bùng lễ cưới...

Tih say sưa với tiếng đàn, tiếng sáo mà như quên chúng tôi đang ngồi bên cạnh. Tih nói: “Những lúc này trong mình chỉ có tiếng gió rì rào, mơn man cùng cây lá, tiếng suối róc rách mà tha thiết như tiếng đôi lứa yêu nhau vắng xa lâu ngày gặp lại..”.

Tih vỗ đinh pơng trầm hùng thúc giục như âm hưởng hội làng; kéo knik khắc khoải, da diết; chơi đàn tingning 12 giây réo rắt, trữ tình quyện theo câu hát đối đáp của trai gái trong làng. Trong các loại đàn, phải nói Tih thành thạo nhất là hòa tấu t'rưng 16 ống. Từ “Tỏ tình bên dòng suối” đắm say mà quyến rũ; đến “Hội làng” mừng vui, sôi nổi, nhưng đầm ấm yêu thương là Tih chơi bài: “Mừng chiến thắng Chư Pah”.

Tih mừng vui thông báo với chúng tôi: "Năm 2004 Viện Âm nhạc Việt Nam trong chương trình truyền bá âm nhạc dân gian Việt Nam đã làm hẳn một VCD về “Nghệ sĩ dân gian dân tộc Jơ Rai Tây Nguyên mang tên anh, dài gần 60 phút.

Tih làm đàn, chơi đàn giỏi và hay nên dân chúng trong vùng ai cũng biết. Nhưng chuyện Tih tình nguyện làm thầy dạy học trò cách làm các loại đàn và chơi đàn thì có lẽ là chuyện mới.

Đó là vào đầu năm 2005, một ngày trời mưa nặng hạt, Tih không thể bước ra khỏi nhà được, một mình say sưa làm đàn, rồi lại chơi đàn... Tiếng đàn cứ thánh thót, uốn lượn theo khói bếp, trần nhà... Chợt thấy lòng buồn buồn, Tih gọi Siu Tim, thằng con trai lớn vào rồi nói như ra lệnh: “Mày gọi mấy thằng trai làng cùng tuổi về đây tao dạy đàn cho...”. Thế là mấy ngày sau, căn nhà của Tih đã trở thành lớp học.

Học trò của Tih không nộp tiền cho “thầy” mà chỉ nộp “sản phẩm” làm ra hằng ngày để “thầy” chấm điểm. Đến nay, Tih đã dạy làm đàn và chơi đàn “thành thạo” được 12 “trò” là những thanh niên, trai tráng trong làng; trong đó có con trai của mình. Đây là “đội quân” trợ thủ đắc lực cho nghệ nhân Rơ Châm Tih mỗi lần ra sàn biểu diễn.

Người chủ nhỏ và những ước mơ lớn

Năm tháng trôi qua, Tih cứ rong đuổi đi tìm cái mà có người cho là “dại khờ” trong thời buổi kinh tế thị trường này. Đó là bảo tồn, phát huy giá trị của các loại đàn trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Sự đam mê của Tih đã đạt được những hiệu quả thiết thực đó là tiếng đàn của Tih không những bay bổng trong làng Jút còn bay qua phố núi, TP HCM, ra Hà Nội... phục vụ cho hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước.

Đến nay, Tih là người dân Jơ Rai ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung bước ra khỏi cái “Giọt nước” đến với công chúng nhiều nhất. Sự trưởng thành của Tih cũng bắt đầu trong cuộc đời binh nghiệp.

Năm 1991, Tih nhập ngũ và trở thành “chiến sĩ văn nghệ” của lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai. Hai năm phục vụ trong quân đội, Tih đã tham gia nhiều lần hội diễn, giao lưu và đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.

Song có lẽ ấn tượng nhất trong đời là năm 1992, tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng LLVT Quân khu 5, Tih đã đoạt tấm huy chương vàng với tiết mục độc tấu t'rưng “Mừng chiến thắng Chư Pah”.

Năm 1993, hoàn thành nghĩa vụ quân sự về làng, Tih tiếp tục phát huy “tay nghề” và cứ thế nhiều lần Tih cùng các đoàn tham gia hội diễn; hết toàn quân đến toàn quốc. Đến nay, Tih đã có 10 huy chương vàng, hơn 20 huy chương bạc, cùng với nhiều bằng khen, tặng phẩm.

Năm 2000, Tih vào TP HCM tham gia Hội diễn “Gặp gỡ đất phương Nam”. Lần đó sau khi biểu diễn, có người hỏi mua lại Tih cây đàn t'rưng với giá 300.000đ. Thế là máu “kinh doanh” trong người Tih hình thành. Về làng Tih cùng bạn quyết định thành lập “Hợp tác xã” sản xuất hàng mỹ nghệ Tây Nguyên.

Lúc đầu, mỗi ngày xưởng của Tih chỉ làm được hơn 20 đàn t'rưng, giá loại nhỏ khoảng 25.000 đồng/chiếc, loại lớn từ 50 đến 250.000đ/ chiếc. Cái hay là sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Lương bình quân của mỗi công nhân từ 800.000đ đến 1.500.000đ/ tháng; về sau, làm được nhiều hơn.

Tiếng lành đồn xa, đơn đặt hàng tới tấp, nhưng xưởng của Tih cũng chưa đảm bảo được, phần vì thiếu nguyên liệu, thiếu người làm và điều đặc biệt hơn là làm các loại đàn được coi là “tiếng tơ đồng”, vật “tâm linh” của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, không thể làm nhanh, làm ẩu mà phải làm bằng chính sự rung động của bàn tay và tâm hồn người nghệ sĩ, nghệ nhân.

Trao đổi với chúng tôi về những dự định sắp tới, Tih nói như khoe: "Mình mới mở lớp “huấn luyện” cho 45 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các học sinh sẽ vừa học vừa làm, sau khi tốt nghiệp một số sẽ ở lại cùng “thầy giáo” làm việc. Số còn lại về các làng, bản là những hạt nhân vừa truyền đạt vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các loại đàn trong đời sống cộng đồng các dân tộc...”.

Già làng Siu Nur không giấu được niềm vui khi nói về nghệ nhân Rơ Châm Tih. Ông cho biết: "Dân làng mình rất tự hào khi sinh ra Tih. Những ngày xuân, khi đất trời nắng ấm mà ngồi nghe Tih chơi các loại đàn dân tộc thiểu số mới thấy hết cái hay, cái thú và cái đẹp của cuộc sống con người cùng cỏ cây hoa lá. Và cũng có lúc, cái bụng mình nghĩ, nếu cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc mình, những ngày hội, ngày vui mà thiếu đi những cây đàn và tiếng đàn của Tih thì buồn biết chừng nào...”

Lê Hân

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文