Tà đạo "Thanh Hải" và bi kịch của một gia đình

10:30 29/12/2008

Kể từ khi lén lút du nhập vào nước ta đến nay, tà đạo Thanh Hải – hay còn được biết đến dưới cái tên “đạo Tràng Thanh Hải vô thượng sư”, đã gây ra sự tan nát, đổ vỡ cho khá nhiều gia đình bởi lẽ những người nhẹ dạ, cả tin, khi đi theo tà đạo này, đã bỏ hết công ăn việc làm, ngày đêm ngồi thiền để mong đạt được “cảnh giới thứ ba”, gặp gỡ “thần đèn Aladin” xin gì được nấy?!

Và mới đây, một người lại tìm đến Chuyên đề ANTG, để kể về bi kịch của gia đình mà thủ phạm chẳng ai khác hơn là Thanh Hải vô thượng… bịp.

Ngồi đối diện với chúng tôi trong phòng khách của Văn phòng phía Nam, Chuyên đề ANTG – Báo CAND là anh T, cư trú tại quận Tân Phú, TP HCM. Đưa cho tôi tờ đơn gửi Tòa án nhân dân quận Tân Phú và Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn, nội dung về việc xin được nuôi 2 đứa con khi tòa xử ly hôn với người vợ đã từng nhiều năm đầu gối tay ấp là chị D, anh T kể: “Từ khi lấy nhau cho đến lúc có 2 mặt con là cháu H.T 10 tuổi, và cháu H.V, 8 tuổi, vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc. Vì đều có ăn học, nên chúng tôi rất quan tâm đến việc giáo dục con cái để mong cho chúng nó nên người”.

Thế nhưng, bi kịch bắt đầu xảy đến cho gia đình anh kể từ khi vợ anh nghe theo lời dụ dỗ, xúi giục của một số “đồng tu” của cái gọi là “đạo Tràng Thanh Hải”, mà không hề biết rằng người đàn bà tự xưng “Thanh Hải vô thượng sư” tên thật là Đặng Thị Trinh, năm nay 58 tuổi, hiện sống ở Mỹ. Mặc dù thành lập ra cái quái thai “đạo Tràng”, tự xưng mình là “vô thượng sư” – nghĩa là chẳng có vị sư tăng nào cao hơn mụ, nhưng Đặng Thị Trinh lại liên tục thay chồng như thay áo, chưa kể hàng tá nhân tình sẵn sàng phục vụ cho cái nhu cầu dâm đãng của mụ. Tổng cộng đến nay, Thanh Hải đã có  5 đời chồng mà đầu tiên là một bác sĩ người Đức, rồi đến một lính Mỹ, một thầy giáo người Anh, một người Campuchia và sau cùng là một “đồng tu” người Việt.

Để gia nhập “đạo Tràng” và để được truyền “tâm ấn”, “đồng tu” phải bỏ tiền ra mua hình ảnh của Thanh Hải (gọi là “pháp tướng”), mua quần áo của Thanh Hải đã mặc qua – kể cả... đồ lót (gọi là “thiên y”), mua những món nữ trang Thanh Hải đã đeo (gọi là “thiên kim”), thậm chí mua cả nước Thanh Hải  đã tắm (gọi là “thiên thủy”) bằng một  giá cắt cổ với niềm tin khi mang những thứ đó trong người, sẽ được “lực” của “sư phụ” gia trì. Đi theo tà đạo Thanh Hải, chị D dần dà bỏ bê chuyện gia đình mà điều đầu tiên là chị áp đặt chế độ ăn uống cho hai đứa con.

Anh T kể: “Vợ tôi bắt 2 con tôi ăn chay trường. Do tuổi còn nhỏ, cơ thể cần nhiều chất để phát triển cả về thể lực lẫn tinh thần mà nếu ăn chay trường thì không đáp ứng được nên tôi phải làm thêm cho 2 con tôi các món ăn mặn. Mỗi lần như thế, vợ tôi lại... đeo khẩu trang kín mặt, hoặc bỏ  ra ngoài đường. Khi tôi mua thịt, cá, tôm về cho vào tủ lạnh, thì vợ tôi bắt tôi phải mang sang nhà hàng xóm gửi, chứ không được để trong nhà vì... ô uế rồi lúc nào muốn nấu nướng, tôi lại phải sang nhà hàng xóm”. Và mặc dù đã hết lời khuyên can, kể cả việc đưa cho vợ xem những bài báo vạch trần sự bịp bợm của tà đạo Thanh Hải, cũng như nội dung các buổi họp tổ dân phố do chính quyền địa phương tổ chức nhằm mục đích cảnh giác nhân dân về tà đạo này, nhưng chị D vẫn không nhận ra được sự sai lầm của mình, mà còn hiên ngang tuyên bố: “Gia đình thì có thể bỏ được, chứ đạo Thanh Hải sẽ không bao giờ bỏ”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi và theo phản ảnh của bà con lối xóm, hiện tại hàng ngày chị D thức dậy lúc 5 giờ sáng rồi trùm mền ngồi thiền, đọc thần chú “rốt ông ra xô xát, thập bát độ đạo Tràng” đến 8 giờ. Riêng ngày chủ nhật, là ngày mà vợ chồng con cái quây quần, sum họp bên nhau thì chị D vẫn lại ngồi thiền, niệm thần chú đến 12 giờ, lắm khi đến 1 giờ chiều mà chẳng đoái hoài gì đến chuyện cơm nước, bếp núc. Bên cạnh đó, có những chủ nhật, thay vì ngồi thiền ở nhà thì vợ anh T lại đến nhà những “đồng tu” khác, để cùng “cộng tu” tập thể.

Anh T nói: “Gần đây, vợ tôi bắt đầu gọi 2 con tôi ngồi thiền chung. Khi tôi hỏi, cháu lớn cho biết: Mẹ nói là mẹ chỉ cho con ngồi thiền để sau này có phép thần thông cho sướng”. Sinh sống bằng nghề thêu hàng, nhưng từ ngày gia nhập “đạo Tràng”, chị D nhờ người lắp đặt một ăngten parabôn trái phép trên nóc nhà rồi hàng ngày, vừa ngồi thêu, chị vừa xem kênh truyền hình “Thanh Hải vô thượng sư” phát qua vệ tinh (mà Chuyên đề ANTG đã từng có bài đề cập). Những lúc 2 đứa con được nghỉ học, chị T lại bắt các cháu phải vào để cùng ngồi xem.

Thế rồi, đỉnh điểm của bi kịch xảy ra khi chị D làm đơn, gửi Tòa án nhân dân quận Tân Phú  xin ly hôn với anh T. Anh T kể: “Tòa đã mời vợ chồng tôi lên hòa giải nhưng vợ tôi vẫn cương quyết ly dị. Đến nước này, tôi phải chấp nhận nhưng tôi xin được quyền nuôi dưỡng 2 đứa con vì tôi không thể để đầu óc ngây thơ, non nớt của các con tôi sa vào đường u mê, lầm lạc, nghe theo và thờ cúng một con mẹ xưng là “vô thượng sư” nhưng lăng loàn, dâm đãng, lừa bịp  và vô đạo đức. Tuy nhiên, tôi được biết là khi tòa xử ly hôn, thì tôi chỉ được phép nuôi 1 trong 2 đứa con”.

Trước sự việc ấy, người dân trong khu phố nơi gia đình anh T sinh sống đã có ý kiến. Ông D, Tổ trưởng Tổ dân phố viết trong đơn xin cứu xét được quyền nuôi 2 đứa con của anh T: “Anh T có vợ là chị D đang theo đạo Thanh Hải... Hiện chị D đã gắn ăngten parabôn để sử dụng. Kính gửi Tòa án nhân dân quận Tân Phú xem xét và giải quyết”. Chị H, Chi hội trưởng  Ban Chấp hành Chi hội Phụ nữ khu phố viết: “Anh T và chị D sống gia đình hạnh phúc có 2 con, 1 trai, 1 gái. Nhưng từ khi chị D thay đổi..., làm cho gia đình đổ vỡ. Đơn trình bày của anh T là đúng. Kính chuyển Tòa án giúp đỡ cho anh T được toại nguyện”.

Từ trước đến nay, theo truyền thống và giá trị đạo đức của người Việt Nam, thì việc ly hôn là việc chẳng đặng đừng.  Tuy nhiên trong trường hợp anh T, thì việc tòa cho phép anh được nuôi cả 2 đứa con có lẽ là hoàn toàn phù hợp vì theo tìm hiểu của chúng tôi, anh T có công ăn việc làm ổn định, đồng thời bên cha mẹ anh T cũng rất sẵn sàng giúp cha con anh ổn định lại cuộc sống.

Về mặt chính quyền, thiết nghĩ cũng cần có những biện pháp giáo dục chị D, để hàn gắn lại hạnh phúc của gia đình nếu còn có thể, đồng thời ngăn  chặn sự độc hại của tà đạo Thanh Hải, đã làm tan nát hạnh phúc của nhiều người...

Vũ Cao

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文