Vụ án nổi cộm trong lịch sử tư pháp nước Áo

14:01 08/08/2018
Vụ xét xử bị cáo Josef Fritzl, 73 tuổi, phạm tội ấu dâm và loạn luân được giới tư pháp Cộng hòa Áo liệt vào dạng vụ án nổi cộm trong lịch sử hình sự học của quốc gia Trung Âu này.

Theo diễn tiến vụ án, ngày 27-4-2008, cảnh sát Áo đã tiến hành bắt giữ và khám xét nơi ở của Josef Fritzl, kỹ sư điện nghỉ hưu tại thị trấn Amstetten thuộc bang Lower Austria, cách thủ đô Vienna 130km về phía tây. Sau hơn một ngày bị tạm giam, rốt cục J. Fritzl đành thú nhận chính y là thủ phạm biến con gái ruột thành nô lệ tình dục gần 1/4 thế kỷ qua. Thông tin “động trời” này nhanh chóng truyền đi khắp nước Áo cũng như thế giới, khiến công luận hết sức phẫn nộ về một “con quỷ đội lốt người” giữa thời buổi văn minh hiện đại.

Thủ phạm J. Fritzl và một phần căn hầm bí ẩn.

Sự việc chỉ tình cờ bị phát hiện vào tuần lễ trước đó, khi nữ bệnh nhân Kerstin, 19 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê vì thiếu oxy não. Qua quá trình điều trị cho Kerstin, các bác sĩ phát hiện một chứng bệnh hiếm gặp chỉ thấy ở những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ cùng huyết thống. 

Giới chuyên môn lập tức yêu cầu được tiếp xúc với thân nhân trực hệ của người bệnh, nhằm hiểu thêm tiền sử bệnh án của Kerstin. Bà Elisabeth Fritzl (mới 42 tuổi nhưng trông như hơn 60) là mẹ cô gái đã kịp thời có mặt, cùng lời đề nghị cần gặp cảnh sát gấp. Rồi mọi chuyện vỡ lở, khi nạn nhân E. Fritzl quyết định tố cáo hành vi đồi bại của cha ruột là J. Fritzl trong suốt 24 năm ròng.

Sau khi bị cha xâm hại, Elisabeth đã 2 lần tìm cách trốn khỏi “ngôi nhà khủng khiếp ấy”, như nguyên văn lời nạn nhân vào các năm 16 và 18 tuổi nhưng bất thành. Đến đầu tháng 8-1984, Josef liền áp dụng “biện pháp mạnh”, là còng tay chân và nhốt con dưới tầng hầm. Đồng thời J. Fritzl cũng loan tin con gái bỗng dưng… mất tích từ 4 tháng trước. 

Để bịt đầu mối và tránh sự điều tra của cảnh sát, Josef đã buộc Elisabeth tự viết một bức thư ruồng bỏ gia đình và đừng mất công tìm đưa cô về nữa. J. Fritzl đã đích thân đem lá thư đó nộp cho nhà chức trách. Sau những lần Elisabeth sinh con vào các năm 1993, 1994 và 1997, Josef Fritzl đã đem những đứa bé bỏ trước hiên nhà mình, rồi ngụy tạo qua các lá thư do mẹ chúng viết nhờ ông bà ngoại nuôi hộ. 

Danh chính ngôn thuận 3 đứa trẻ này (2 gái và 1 trai) được vợ chồng Fritzl nhận làm “người đỡ đầu”, hàng ngày vui chơi nô đùa mà không hay biết gì về cuộc sống ngục tù dưới tầng hầm của người sinh ra chúng. Còn lại trong tầng hầm là bà mẹ Elisabeth với 3 đứa con khác là Kerstin (19 tuổi), Stefan (18 tuổi) và Feliks (5 tuổi) chưa bao giờ được nhìn thấy ánh mặt trời. Phương tiện duy nhất kết nối với thế giới bên ngoài là chiếc vô tuyến chủ yếu để Elisabeth dạy bọn trẻ học nói.

Ngôi nhà của J. Fritzl nhìn từ bên ngoài.

Trở lại thời điểm con gái Kerstin bị ốm, tình hình nguy kịch khiến Josef phải gọi xe cấp cứu đưa lên bệnh viện tỉnh. Rồi đài truyền hình địa phương liên tục phát đi yêu cầu của giới hữu trách cần gặp người nhà bệnh nhân, Elisabeth nhân cơ hội này buộc cha phải thả mình ra… 

Nhằm hợp thức hóa mọi chuyện trước khi cho Elisabeth công khai đi thăm Kestrin, người cha hủ bại đã đưa cả đám người từ dưới hầm lên “trình diện” vợ cùng lời trần tình, rằng cô con gái rượu “lầm lỡ” đã quyết định quay về để phụng dưỡng cha mẹ già(!). Sau đó J. Fritzl bị bắt trước tiền sảnh bệnh viện khi đang định vào thăm “cháu ngoại”. 

Thoạt đầu hắn quyết chí “im như thóc” hòng lấp liếm tội ác, chỉ chịu cung khai sau khi căn hầm bí mật bị phát giác. Theo các nhà tâm lý học thì tình trạng tinh thần của thủ phạm hoàn toàn bình thường; riêng 4 mẹ con nạn nhân bị khủng hoảng tâm lý nặng, hệ quả từ cuộc sống cách ly - cầm cố trong hàng chục năm liền.

Phiên tòa xử bị cáo J. Fritzl được mở vào ngày 16-3-2009 tại trụ sở Tòa án thành phố Sankt Polten, do nữ Thẩm phán Liên bang Andrea Humer ngồi ghế chánh án. Sau 3 ngày xét xử, phán quyết cuối cùng tuyên phạt thủ phạm J. Fritzl mức án chung thân truất quyền ân giảm trong 15 năm đầu thụ án. Hiện J. Fritzl đang chấp hành hình phạt ở nhà tù Garsten Abbey, thuộc bang Upper Austria phía bắc nước Áo.

Trần Hồng (tổng hợp)

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.