Vụ bắt cóc gây căng thẳng trong quan hệ Nga - Phần Lan

20:35 27/08/2009
Một phụ nữ Nga có tên Rimma Salonen đã bị Cảnh sát Phần Lan bắt giữ ngay khi vừa đặt chân tới nước này để thăm con trai hôm 1/8 vừa qua. Đây chỉ là bước diễn biến tiếp theo của một vụ án rắc rối đang gây căng thẳng trong quan hệ Nga - Phần Lan từ vài tháng qua...

Vụ án rắc rối này đã nảy sinh xung quanh số phận của cậu bé 5 tuổi Anton Salonen, là con trai của Rimma với công dân Phần Lan Paavo Salonen. Sau khi hai vợ chồng ly hôn, Paavo trở về Phần Lan, còn Rimma sống tại thị trấn Balakhna (Nga) cùng với con trai.

Ngày 26/6/2009,  Paavo nhờ sự giúp đỡ của một nhân viên Tổng lãnh sự quán Phần Lan tại Saint Peterburg là Simo Pietilainen đã bắt cóc Anton và bí mật đưa cậu bé về Phần Lan. Quan chức ngoại giao này đã bí mật giấu cậu bé trong ngăn để hàng của xe mình để đưa qua biên giới. Paavo giải thích cho hành động của mình với lý do: vợ cũ đã cố tình che giấu nơi ở  để không cho phép ông được gặp mặt con.

Vụ việc ngay lập tức gây ra những phản ứng gay gắt từ phía Nga. Moskva chính thức gửi công hàm phản đối tới Chính phủ Phần Lan, đồng thời tuyên bố trục xuất nhà ngoại giao Simo Pietilainen. Viện Kiểm sát Liên bang Nga đã  khởi tố vụ án đối với Paavo Salonen, buộc tội ông này đã bắt cóc trẻ vị thành niên. Thủ tướng Nga Putin trong chuyến công du Phần Lan sau đó cũng đã công khai nhắc tới và chỉ trích hành động của quan chức này, vì theo luật pháp, cậu bé Anton đang là một công dân Nga.

Phía Phần Lan lại không đồng ý với những lý  lẽ trên, mặt khác đưa ra những quyết định có lợi cho cha của đứa trẻ. Bản thân bà mẹ Rimma tuyên bố, sẽ đấu tranh bằng mọi giá để đưa cậu con trai về nước Nga. Từ thời điểm đó đã đánh dấu một vụ tranh chấp kéo dài về ngoại giao cũng như pháp lý, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Nga - Phần Lan. 

Cần biết là trước đó, mẹ của đứa trẻ cũng bị phía Phần Lan đưa ra những cáo buộc tương tự ngay từ năm 2008. Tòa án Phần Lan cho rằng, đứa trẻ do có quốc tịch Phần Lan nên cần phải sống với cha. Tuy nhiên bà mẹ đã bí mật đưa con trai về Nga, làm các thủ tục nhập quốc tịch Nga cho cậu bé.  Helsinki cũng đưa ra những lý lẽ riêng của mình. Theo họ, giữa Nga và Phần Lan hiện chưa có thỏa thuận về quốc tịch kép. Do đó, phía Nga đã sai khi nhập quốc tịch cho Anton mà chưa được sự đồng ý của người cha (theo Hiến pháp Phần Lan cần phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ).

Những xung đột xung quanh vụ án tranh giành bé Anton đã có phần tạm lắng, nếu như không có chuyện Rimma quyết định trực tiếp sang Phần Lan để gặp con. Ngay khi vừa đặt chân lên đất Phần Lan vào ngày 1/8, bà đã bị cảnh sát bắt giữ, đưa về tạm giam tại Đồn cảnh sát Tampere. Hai ngày sau, Rimma đã phải ra hầu tòa, trước khi được tạm trả tự do để điều tra, và bị thu giữ hết giấy tờ tùy thân.

Báo chí Nga cho biết, Rimma đã thông báo cho chồng cũ trước khi tới Phần Lan, bằng cách gọi điện từ Talin, là nơi mẹ cô đang sinh sống. Còn theo lời của chính Paavo, vợ cũ của ông ta sống tại Nga trong tình cảnh nghèo khó, không có nhà ở cũng như việc làm. Rimma đã gọi điện cho Paavo và được ông ta khuyên nên tới Phần Lan, đồng thời đảm bảo sẽ không có gì đáng ngại chờ đợi cô ở đây, hơn nữa lại còn được gặp 2 con trai.

Cần nói thêm, con trai lớn của Rimma (một thanh niên 19 tuổi là con từ đời chồng trước) cũng đang sinh sống tại Tampere.  Paavo khẳng định khi trả lời phỏng vấn tờ Komsomolskaya Pravda của Nga rằng, ông ta không những muốn Rimma ở lại Phần Lan, mà còn có thể giúp cô ta thu xếp ổn định cuộc sống tại đây.

Vụ các nhà chức trách Phần Lan tạm giữ Rimma có tác động chẳng khác gì "đổ thêm dầu vào lửa" đối với Moskva. Bộ Ngoại giao Nga ngay lập tức triệu tập quan chức đại diện ngoại giao Phần Lan, bày tỏ sự lo ngại về vụ việc này, yêu cầu phải có sự phân xử công bằng và vô tư. Các quan chức ngoại giao Nga cho biết sẽ nỗ lực bảo vệ quyền lợi của nữ công dân nước mình. 

Hiện chưa thể rõ phía Nga sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể nào đối với Phần Lan. Việc trả lại đứa con trai cho Rimma và cho phép cô về Nga là chuyện gần như không thể, do đứa trẻ trên danh nghĩa là một công dân Phần Lan. Ý kiến chung cho rằng, yêu cầu nhiều khả năng thực thi nhất chính là đòi trừng phạt cựu nhân viên lãnh sự quán Phần Lan tại Saint Peterburg, người đã cố tình giúp đỡ trái phép Paavo, đưa cậu bé Anton ra khỏi Nga do xe hơi ngoại giao không thể bị khám xét.

Đáng chú ý là ngay tại Phần Lan cũng có những người công khai bảo vệ Rimma Salonen. Chẳng hạn như nhà văn và nhà xã hội học Phần Lan là Johan Backman đã tuyên bố: người phụ nữ trên đã bị cảnh sát và chồng cũ lừa, nhử tới Phần Lan, nơi cô ta được hứa hẹn sẽ an toàn và được gặp con. Nhưng trên thực tế, cô đã bị tống vào tù và sẽ bị xét xử. Trước mắt chưa thể biết được ý định của Rimma Salonen, liệu cô có quyết định ở lại Phần Lan, là nơi đã sống một thời gian khá dài trước đây (Rimma lấy Paavo và sang Phần Lan từ năm 1996). Các nhà chức trách cho biết, Rimma hiện đang trong tâm trạng rất bất ổn và từ chối tiếp xúc với các phóng viên.

Theo nhận định, Rimma chắc chắn sẽ bị phía Phần Lan kết án, và mức án dự kiến có thể từ 6 tháng cho tới 2 năm tù. Paavo Salonen cho biết, sẽ đề nghị tòa án nên áp dụng hình phạt tối thiểu đối với người vợ cũ, tốt nhất là một bản án treo.  Vụ rắc rối này rất có thể sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, nhất là khi phía Nga theo nhận định sẽ còn có những phản ứng mạnh mẽ hơn

Linh Nga (tổng hợp)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文