“Vụ cướp thế kỷ” tại Nga

06:35 13/08/2009
Sau khi cướp được tiền, trước tiên Shulman đưa cho vợ Yelena Shulman 10 triệu rúp, sau đó bắt đầu tìm nơi lẩn trốn cho mình. Yelena đã giấu 9 triệu rúp trong rừng cây cách nhà không xa, rồi đưa cho cha ruột của mình là Salimjanov 1 triệu rúp còn lại...

"Một mình một ngựa”

Khoảng 11h sáng ngày 25/6/2009, một chiếc xe chở tiền hiệu Ford Transit của chi nhánh Ngân hàng Perm thuộc Ngân hàng Tiết kiệm Nga chạy trên một con đường thuộc khu Dzerzhinskiy của thành phố Perm.

3 nhân viên áp tải trên xe lần lượt là Erovikov đang điều khiển xe, Palatin dày dạn kinh nghiệm và Alexander Shulman. Khi xe chạy qua một khoảng rừng rậm, Shulman đột nhiên rút súng do công ty trang bị cho hướng vào Palatin đang ngồi trước mặt mình và ra lệnh cho Erovikov: "Mau lái xe vào trong rừng!"

Tình huống bất ngờ này khiến Palatin và Erovikov gần như chết đứng. Shulman,  36 tuổi và đã có vợ và 2 con, từ trước tới nay đều làm công việc áp tải rất có trách nhiệm, vả lại anh ta lúc nào cũng có biểu hiện rất thỏa mãn với công việc của mình. Vì vậy, hai người này ngỡ rằng Shulman đang đùa, nhưng tiếng ra lệnh đanh thép của Shulman khiến họ tỉnh ngộ và hiểu ra rằng hắn ta đang làm thật.

Khẩu súng trên tay Shulman hướng về Palatin. Trong tình thế bất khả kháng ấy, Erovikov vội vã bẻ lái, chiếc xe chạy vào hướng rừng. Tới một khoảng đất trống, Shulman ra lệnh dừng xe. Sau đó, hắn lệnh cho Palatin và Erovikov xách 5 bao tiền ra. Hắn để mặc hai đồng nghiệp bị nhốt lại trong xe, mang theo khoản tiền khổng lồ biến mất trong rừng.

Cảnh sát Perm nhanh chóng nhận được thông báo về vụ án và những thông tin về Shulman từ ngân hàng mà hắn đã làm việc. Ngay lập tức, một chuyên án mang tên "Intercept" (Chặn đánh) được triển khai. Cảnh sát kiểm soát các trục đường chính, lùng tìm trong rừng, khoanh vùng hơn 100 người có liên quan tới Shulman để thẩm vấn.

Sau khi được báo cáo về vụ án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nga đã triệu tập một cuộc họp yêu cầu thành phố Perm treo thưởng cho những người có tin tức về Shulman và phát lệnh truy nã hắn. Chính quyền Perm tuyên bố sẽ trao khoản tiền thưởng 10.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt được Shulman. Nguyên nhân treo thưởng vô cùng rõ ràng: số tiền mà Shulman cướp đi lên tới con số hơn 250 triệu rúp. Các phương tiện truyền thông đại chúng Nga cho biết đây là vụ cướp lớn nhất ở Nga từ trước đến nay.   

Lưới trời khó thoát

Sau khi cướp được tiền, trước tiên Shulman đưa cho vợ Yelena Shulman 10 triệu rúp, sau đó bắt đầu tìm nơi lẩn trốn cho mình. Yelena đã giấu 9 triệu rúp trong rừng cây cách nhà không xa, rồi đưa cho cha ruột của mình là Salimjanov 1 triệu rúp còn lại (trước khi Shulman bị bắt, 2 người này lần lượt đã bị bắt). Sau đó, Yelena gửi cho chồng xẻng, quần áo và đồ ăn. Dưới sự trợ giúp của những đồ tiếp tế này, Shulman đã đào một cái hầm và trốn vào đó sau khi đã ngụy trang kỹ lưỡng.    

Shulman vốn tưởng hắn có thể trốn rất lâu dưới lòng đất, đợi tình hình lắng xuống rồi thoát thân. Không ngờ rằng cảnh sát sử dụng thiết bị nhận biết tín hiệu điện thoại di động, thu nhỏ phạm vi truy lùng, rồi tăng cường khám xét trong phạm vi này.  

Cảnh sát viên Bayarchenov phát hiện một lùm cỏ có dấu hiệu lạ. Tiếp đó, họ đã phát hiện ra một góc tấm nhựa bị ép dưới đất. Cảnh sát liền mở tấm nhựa đó ra và một chiếc hầm mới vừa được đào xong hiện ra. Sau khi mở cửa hầm, một hình người lộ ra. Khi cảnh sát vẫn còn bối rối trước sự việc thì người đó lên tiếng: "Các vị đã tìm ra tôi rồi, tôi chính là Alexander Shulman".

Những sơ hở trong kế hoạch phạm tội

Theo lời những cảnh sát đã trực tiếp tham gia bắt Shulman thì hắn đã giấu 3 chiếc điện thoại di động trong hầm và dùng chúng để liên hệ với vợ. Được biết, khi bị bắt trên người hắn có hơn 30.000 rúp. Khoản tiền khổng lồ này cuối cùng đã trở về đúng vị trí của nó. Có người cho rằng Shulman không thể chạy xa được vì 5 túi tiền mà hắn mang theo  có tổng trọng lượng hơn 100kg.

Theo tờ Komsomolskaya Pravda (Nga), mấy năm gần đây cuộc sống của Shulman không được thuận lợi. 6 năm trước, Shulman kết hôn với người vợ hiện tại và bán đi ngôi nhà còn lại từ cuộc ly hôn với người vợ trước.

Từ đó, hắn bắt đầu tự kiếm sống nhưng đã nhanh chóng bị phá sản từ 2 năm trước. Shulman buộc phải quay lại nghề cũ là một nhân viên áp tải. Một người có cuộc sống không như ý muốn như Shulman mỗi ngày đều tiếp xúc với số tiền khổng lồ không thuộc về mình, và cuối cùng hắn đã không thể thắng được sự cám dỗ của những ý nghĩ tham lam.

Được biết, trước đó không lâu Shulman bị ngân hàng nơi hắn làm việc hạ lương xuống còn 20.000 rúp mỗi tháng. Mỗi tháng Shulman phải trả 13.000 rúp tiền nhà, đồng thời phải nuôi vợ và 2 con, thêm vào đó con trai lớn lại mắc bệnh. Cha vợ Shulman  luôn yêu cầu hắn mua một căn nhà mới. Theo tiết lộ của giới truyền thông Nga, Shulman và vợ đã cùng nhau lên kế hoạch phạm tội cho vụ cướp lần này.   

Một thành viên cộng đồng mạng Nga đã bình luận  về vụ án này trên diễn đàn, trong đó có tổng kết một cách khá sâu sắc toàn bộ sự việc: Rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh giống như Shulman, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho người ta thấy thật khó chịu và bức bối.

Khi người này đi tới bước phạm tội đầu tiên, anh ta dường như cũng đại diện cho tất cả những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn khác, vì vậy mọi người mới đặt hy vọng của mình lên con người xem ra rất lương thiện này. Lúc đó, những giá trị cơ bản đã bị đặt xuống vị trí phía sau đó.   

Sau khi Shulman sa lưới, một số người bắt đầu làm theo anh ta, hình thức phạm tội cũng giống hệt như trong vụ cướp mà Shulman đã thực hiện. Một vài ngày sau khi Shulman bị bắt, một nhân viên áp tải ở Kaliningrad đã thực hiện một vụ cướp táo tợn và cướp đi 1 triệu rúp. Sau khi bị bắt, người này thừa nhận mình đã bị ảnh hưởng từ "vụ cướp lớn của thế kỷ"

H.T. (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文