Giấu lợi nhuận để… trốn thuế!

14:06 02/12/2024

Nguyễn Đăng Thuyết là "ông trùm" trong ngành thiết bị y tế, điều hành mạng lưới các công ty cung cấp thiết bị y tế lớn, gồm Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị Y tế Danh và Công ty Thiết bị Y tế Tràng Thi.

Thuyết đã bỏ trốn ra nước ngoài từ lâu và hiện đang bị xét xử vắng mặt trong vụ án vi phạm quy định về kế toán. mới đây, Thuyết tiếp tục bị truy tố vì liên quan đến vụ mua bán 19.200 hóa đơn khống, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước, lên đến hơn 740 tỉ đồng.

VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án mua bán hóa đơn trái phép, vi phạm quy định về kế toán liên quan Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Trong đó vợ chồng bị can Nguyễn Đăng Thuyết (Tổng giám đốc Công ty Thành An) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hai bị can Nguyễn Đăng Thuyết và Nguyễn Thị Hòa đang bị truy nã. (Ảnh: Bộ Công an).

Nguyễn Đăng Thuyết - trùm cung cấp thiết bị y tế

Nguyễn Đăng Thuyết một trong những tên tuổi lớn trong ngành thiết bị y tế. Nguyễn Đăng Thuyết là người sáng lập và điều hành ba công ty thiết bị y tế lớn gồm: Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH Thiết bị y tế Tràng Thi, cung cấp sản phẩm cho các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc. Các công ty này có chi nhánh ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tháng 5/2023, Nguyễn Đăng Thuyết bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 30 tháng tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyễn Đăng Thuyết bị cáo buộc giúp sức cho Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn thông qua việc làm "quân xanh, quân đỏ" giúp Công ty AIC trúng 5 gói thầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại hơn 55 tỉ đồng rồi hưởng lợi bất chính hơn 1,9 tỉ đồng.

Tại thời điểm vụ án được đưa ra xét xử, luật sư của ông Thuyết cho biết, thân chủ của mình đã có bản tường trình gửi từ Mỹ về Hà Nội, khẳng định ông này xuất cảnh hợp pháp trước khi vụ án khởi tố nên không phải bỏ trốn. Bị cáo viện lý do phải giám hộ cho 2 con nhỏ theo học tại Mỹ, vụ án được đưa ra xét xử quá gấp nên không kịp thu xếp thời gian về Việt Nam. Kể từ thời điểm vụ án AIC Đồng Nai kết thúc bằng phiên tòa phúc thẩm, đến nay đã hơn 1 năm nhưng ông Thuyết vẫn đang bị xác định là bỏ trốn.

Các bị can (từ trái sang): Phạm Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị Kim Dung, Phạm Thị Thu Hà.

Lập hai hồ sơ kế toán nhằm trốn thuế

Tại bản cáo trạng mới ban hành, cơ quan tố tụng nhấn mạnh, từ năm 2017 đến 2022, ông Thuyết cùng vợ là Nguyễn Nhật Linh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền lập và sử dụng hai hệ thống kế toán: một để theo dõi thu chi thực tế và một để khai man các số liệu tài chính nhằm giảm số thuế phải nộp. Trong đó, hệ thống tài chính “nội bộ” ghi nhận toàn bộ số liệu thực thu, thực chi, kết quả kinh doanh thực tế liên quan đến hoạt động của cả 3 công ty cũng như các số liệu chi không có chứng từ hợp pháp, hệ thống này Nguyễn Đăng Thuyết giao cho Đỗ Thị Hoa (giám sát kế toán của ba công ty).

Hệ thống sổ kế toán tài chính thuế khai man số liệu thực thu, thực chi kết quả kinh doanh thực thế của 3 công ty, báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chi phí đầu vào, tăng giá vốn hàng bán, giảm lợi nhuận, giảm thuế phải nộp. Hệ thống này Thuyết giao cho Nguyễn Thị Hòa và Bùi Thị Mai Hương là kế toán của công ty trực tiếp quản lý. Để kiểm soát dòng tiền thu, chi, Thuyết yêu cầu các cá nhân đại diện pháp luật 3 công ty làm thủ tục ủy quyền cho Thuyết trực tiếp ký chủ tài khoản trên các chứng từ ngân hàng của 3 công ty.

Nhằm che giấu số liệu kế toán được điều chỉnh không đúng kết quả kinh doanh thực tế trên sổ kế toán tài chính thuế, Nguyễn Đăng Thuyết chỉ đạo nhân viên kế toán thực hiện việc mua hóa đơn khống để hạch toán tăng giá vốn, tăng chi phí hàng hóa của 3 công ty. Thực hiện chỉ đạo của Thuyết, từ năm 2017 đến năm 2022, Nguyễn Thị Hòa và Bùi Thị Mai Hương duy trì việc mua hóa đơn khống của các công ty/hộ kinh doanh cá thể để hạch toán. Theo đó, căn cứ doanh thu, lợi nhuận và số tiền thuế đã nộp của các kỳ kế toán trước, Nguyễn Thị Hòa lập bảng dự tính số tiền thuế phải nộp trong năm, đề xuất mức phí mua hóa đơn khống, trình Thuyết duyệt. Sau khi được duyệt mức phí, Nguyễn Thị Hòa và Bùi Thị Mai Hương liên hệ, thỏa thuận với các đầu mối có công ty/hộ kinh doanh để mua hóa đơn khống.

Mặc dù vụ án đã được cơ quan chức năng điều tra và xác định rõ hành vi phạm tội, Nguyễn Đăng Thuyết cùng Nguyễn Thị Hòa - giám sát kế toán của các công ty trên - đã bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố. Hiện nay, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Thuyết và bà Hòa.

Cơ quan chức năng cũng kêu gọi hai bị can này ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Nếu không tự thú, họ sẽ bị điều tra, truy tố và xét xử mà không có quyền bào chữa.

Các công ty của Thuyết đã mua hơn 19.000 hóa đơn khống từ 110 công ty và hộ kinh doanh cá thể, với tổng giá trị hàng hóa lên đến hơn 3.689 tỉ đồng. Việc hạch toán đối với 19.000 hóa đơn khống được các bị can Hòa và Hương cập nhật vào phần mềm kế toán thuế (hệ thống sổ kế toán thuế) nhằm tăng chi phí, giảm thuế phải nộp; còn phần chi phí mua hóa đơn khống và các phần thực thu, thực chi khác được Đỗ Thị Hoa theo dõi trên phần mềm kế toán nội bộ. Qua đó, đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước, gây thiệt hại hơn 740 tỉ đồng.

Giám định viên Cục Thuế Hà Nội ban hành kết luận thể hiện về thuế giá trị gia tăng, các Công ty Thành An, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi đã sử dụng 19.000 hóa đơn khống để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ mua vào, dẫn đến làm giảm tiền phải nộp, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 62 tỉ đồng. Về thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả điều tra xác định việc 3 doanh nghiệp nói trên dùng hóa đơn khống để hạch toán kế toán khi làm báo cáo tài chính, xác định số thuế phải nộp đã làm giảm số tiền thuế, gây thiệt hại 680 tỉ đồng.

Các bị can (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới): Nguyễn Nhật Linh, Đỗ Thị Hoa, Nguyễn Quý Khái, Bùi Thị Mai Hương.

Vụ án này không chỉ gây thiệt hại lớn về tài chính cho Nhà nước mà còn đặt ra một vấn đề nghiêm trọng về sự quản lý và kiểm soát trong ngành thiết bị y tế. Nguyễn Đăng Thuyết, với tư cách là người đứng đầu các công ty lớn trong ngành y tế, đã lợi dụng kẽ hở trong hệ thống kế toán và thuế để trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ ngành. Vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp khác trong ngành y tế và các lĩnh vực kinh doanh khác về việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đồng thời là bài học về việc cần tăng cường công tác quản lý và phòng chống gian lận trong các doanh nghiệp.

Với động cơ, mục đích thu lợi bất chính, 32 bị can là Giám đốc, chủ cửa hàng, đại diện theo pháp luật các công ty/hộ kinh doanh cá thể mặc dù không có hoạt động kinh doanh với Công ty Thành An, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi nhưng vẫn ký hợp đồng để bán hóa đơn khống cho nhóm Công ty Thành An nhằm mục đích thu lợi bất chính, hành vi của 32 bị can đã phạm vào tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”, quy định Điều 203 Bộ luật Hình sự. Cáo trạng nhận định, hành vi của các bị can trong vụ án này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, khiến ngân sách bị thất thoát một khoản tiền khổng lồ. Các công ty liên quan đã nộp hơn 23 tỉ đồng để khắc phục một phần thiệt hại, đồng thời cơ quan điều tra cũng phong tỏa một số tài khoản và tài sản của các bị can để thu hồi tài sản bất hợp pháp.

VKSND tối cao truy tố 6 bị can tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự. Gồm: Nguyễn Đăng Thuyết; Nguyễn Thị Hòa (giám sát kế toán 3 công ty); Bùi Thị Mai Hương (kế toán trưởng Công ty Danh); Đỗ Thị Hoa (Kế toán trưởng Công ty Thành An); Nguyễn Nhật Linh (Phó Tổng giám đốc Công ty Thành An); Nguyễn Quý Khái (Giám đốc Công ty Danh).

Kim Sa

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Bộ Công an về GGHB LHQ, Đại úy Nguyễn Thế Anh thuộc tổ công tác số 4 đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan (UNMISS) từ ngày 5/12/2024.

Ngày 8/12, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) cho biết, đã tạm giữ hình sự Lê Xuân Toàn (SN 1986, quê Hà Nội; tạm trú phường Uyên Hưng, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; đối tượng có 1 tiền án về tội giết người), để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản.

Sau khi được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng giai đoạn 1 tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) với chiều dài 51km vào tháng 8 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã xây dựng tiến độ triển khai dự án với mục tiêu hoàn thành, đưa tuyến cao tốc này vào khai thác từ tháng 12/2027…

Thời gian gần đây, một số công dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ tự xưng là thám tử, đồng thời thông báo với người nhận tin nhắn là hắn đã thu thập thông tin đời tư, hình ảnh nhạy cảm, chứng cứ phạm tội, đe dọa sẽ tung lên mạng internet, nếu người nhận được tin nhắn không chuyển tiền để giữ bí mật.      

Phiến quân nhanh chóng chiếm đóng các thành phố chiến lược từ tay quân đội Syria mà gần như không phải giao tranh, khiến không khí hỗn loạn bao trùm thủ đô Damascus và nhiều khu vực.

Từ cuối năm 2021, khi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện chủ trương của Bộ Công an về việc tăng cường lực lượng Công an chính quy về cơ sở, tình hình ANTT tại Long Sơn - một xã trọng điểm phức tạp về ANTT tại huyện Minh Long (Quảng Ngãi) đã chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, trong 2 năm liền 2022 và 2023, địa phương này được Bộ Công an tặng Bằng khen về thành tích đấu tranh phòng, chống tội phạm và giữ gìn ANTT trên địa bàn xã.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文