5 siêu vũ khí của Nga lần đầu thực chiến khiến khủng bố kinh sợ tại Syria

21:22 30/09/2017
Trong suốt 2 năm tham chiến tại Syria, Nga đã mang đến quốc gia Trung Đông hàng chục loại khí tài quân sự tối tân để tiêu diệt khủng bố. Trong số đó có những loại vũ khí chiến lược lần đầu thực chiến nhưng đã cho thấy hiệu quả tác chiến vượt trội.

Tu-160 “Thiên nga trắng”

Tu-160, hay còn gọi là “Thiên nga trắng” là máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa siêu thanh cánh cụp cánh xòe. Tu-160 có thể mang cả bom thường và bom hạt nhân với khối lượng vượt trội so với đối thủ B-1B của Mỹ.

Một chiếc Tu-160 của Không quân Nga. Ảnh: ITN

Loại máy bay này của Nga có phạm vi chiến đấu hơn 7.000 km và tầm bay gần 14.000 km không cần nạp nhiên liệu.

Bởi những tính năng vượt trội của mình, Tu-160 đã được NATO định danh là… “dùi cui đen”. Tu-160 được thiết kế và sản xuất từ thời Liên Xô nhưng mới lần đầu tham gia không kích trên chiến trường thực tế ở Syria.

Trong những lần không kích diệt IS tại Syria, Tu-160 đã mang theo dàn tên lửa cùng bom tiêu diệt mọi mục tiêu theo đúng kế hoạch tác chiến và thoát ra khỏi khu vực mà không hề bị phát hiện.

Tàu tuần dương mang máy bay Admiral Kuznetsov

Tuần dương hạm Admiral Kuznetsov là tàu mặt nước duy nhất của Nga có khả năng mang cả máy bay và tên lửa, đồng thời là tàu thiện chiến nhất của hải quân nước này. Các chiến dịch tại Syria là hoạt động chiến đấu đầu tiên của tàu Kuznetsov.

Tàu tuần dương mang máy bay Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Ảnh: ITN

Admiral Kuznetsov có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu và trực thăng. Ngày 15-11, chiến đấu cơ Su-33 lần đầu xuất kích từ Kuznetsov bay vào Syria diệt khủng bố. Trong thời gian triển khai ở Địa Trung Hải, các máy bay Nga đã tiến hành 420 lần xuất kích từ Kuznetsov, phá hủy 1.252 mục tiêu khủng bố.

Bên cạnh đó, một nhóm tàu chiến Nga đi cùng với Kuznetsov, bao gồm tuần dương hạm Pyotr Veliky, Severomorsk, và tàu khu trục chống ngầm Admiral Kulakov, Admiral Grigorovich và các tàu hỗ trợ khác, bắt đầu chiến dịch chống khủng bố ở Syria từ ngày 8-11-2016.

Tháng 2-2017, nhóm tàu chiến này đã quay trở lại cảng Severomorsk, nhường “sân khấu” lại cho dàn tàu ngầm và tàu tên lửa cỡ lớn khác trên Địa Trung Hải. Các tàu này sau đó đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình diệt khủng bố từ khoảng cách hàng ngàn km.

Theo ông Vladimir Kozhin, cố vấn của Tổng thống Putin về vấn đề hợp tác quân sự-kỹ thuật với các quốc gia nước ngoài, nhu cầu quốc tế với dàn tàu chiến Nga đã tăng mạnh sau những màn phô diễn kĩ năng tại Syria.

Tên lửa hành trình Kalibr

Tên lửa hành trình Kalibr lần đầu được thiết kế cho các tàu ngầm đa nhiệm hiện đại của Nga, nhưng sau đó tên lửa này cũng được dùng cho các tàu chiến mặt nước. Tên lửa Kalibr có thể được phóng từ cả tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm chạy bằng diesel. 


Xem quân đội Nga phóng tên lửa Kalibr diệt khủng bố tại Syria. Video: RT

Kalibr có tầm bắn gần 2.500 km với sức công phá cực mạnh.

Trong suốt quá trình tham chiến tại Syria, Nga đã nã hàng loạt tên lửa hành trình Kalibr san phẳng nhiều cơ sở của khủng bố với độ chính xác cao, qua đó đẩy nhanh đà tiến quân cho quân đội Syria.

"Thú mỏ vịt" Su-34

Có biệt danh "thú mỏ vịt" nhờ phần mũi bẹt, Su-34 là dòng tiêm kích bom hiện đại được chế tạo nhằm thay thế cho máy bay ném bom chiến thuật Su-24. 

Ngoài nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-34 còn có khả năng không chiến tốt nhờ trang bị các loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa.

Dàn "thú mỏ vịt" Su-34 của Nga quần thảo bầu trời Syria. Ảnh minh hoạ

Su-34 được coi là tiêm kích bom hiện đại và hiệu quả bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Ngay sau khi Nga mở đợt không kích đầu tiên tại Syria vào ngày 30-9-2015, 6 chiếc Su-34 đã được phát hiện hạ cánh xuống phi trường Latakia, tham gia vào cụm binh lực viễn chinh Nga đang triển khai ở đây.

Sau màn phô diễn hiệu quả tại Syria, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cho biết một số quốc gia Trung Đông như Jordan hay Algeria đã lên kế hoạch đặt hàng Nga gần 40 chiếc Su-34.

“Cá sấu” Ka-52

Trực thăng Ka-52 “Cá sấu” là biến thể nâng cấp từ Ka-50 với nhiều cải tiến quan trọng. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tuần tra, trinh sát, chống tăng, chi viện hỏa lực, hay tấn công các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp trong mọi điều kiện thời tiết.

kA-52 Nga nhả đạn vào mục tiêu. Ảnh: ITN

Ka-52 có khả năng cơ động rất cao với thiết kế rotor đồng trục độc đáo, khiến nó có thể bay lùi với tốc độ 130 km/h, bay ngang với tốc độ 100 km/h. 

Về vũ khí, Ka-52 có 6 giá treo vũ khí hai bên hông, giúp nó mang được 6 tên lửa chống tăng Vikhr, 2 bệ phóng rocket B8V-20 80 mm, 4 tên lửa không đối không tầm ngắn Igla-V và pháo tự động 2A42 30 mm.

Ka-52 bắt đầu tham gia tiêu diệt khủng bố IS từ tháng 4-2016.

Với sức mạnh vượt trội cùng khả năng cơ động của mình, Ka-52 đã tiêu diệt nhiều đoàn xe thiết giáp của IS để ngăn đà phản công của khủng bố.

Thiện Nhân

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.