Chiến hạm Rạng Đông - Nhân chứng sống của những ngày Tháng Mười lịch sử

13:49 06/11/2018
Cách đây đúng 101 năm, tuần dương hạm Rạng Đông đã đi vào lịch sử loài người khi nã phát đạn đầu tiên vào Cung Điện Mùa Đông, khởi động cho cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại của người Nga.


Đúng 9h45 phút tối ngày 7-11-1917 (25-10-1917 theo lịch Nga cũ), chiến hạm Rạng Đông đã nã phát pháo đầu tiên vào Cung điện Mùa Đông, nơi chính quyền của giai cấp tư sản chiếm giữ, chính thức bắt đầu cuộc cách mạng của những người Bolshevik, trở thành một biểu tượng của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Tuần dương hạm Rạng Đông đã bắn phát pháo đầu tiên trong cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ảnh: Sputnik

Tuần dương hạm Rạng Đông (Aurora) được đóng tại nhà máy ở St Petersburg. Con tàu được hạ thủy tại cảng sông Neva vào ngày 11-5-1900. Sau đó Rạng Đông cùng hai tàu tuần dương khác cùng lớp Pallada đã được điều động để bảo vệ vùng Viễn Đông Nga, bên bờ Thái Bình Dương từ năm 1903 đến 1905.

Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, Tuần dương hạm Rạng Đông thậm chí được sử dụng như lá chắn cho các tàu tốc độ chậm của Hải quân Nga thời bấy giờ. Đến Chiến tranh thế giới I, con tàu được lệnh quay về vùng biển Baltic và tham gia chiến đấu tích cực bảo vệ nước Nga.

Đến cuối năm 1916, con tàu di chuyển đến Saint Petersburg (lúc đó là Petrograd) để được sửa chữa lớn. Cùng lúc ấy, ở thành phố lịch sử của nước Nga đang tràn ngập không khí cách mạng. Không mất lâu thời gian, một bộ phận không nhỏ thủy thủ của con tàu đã quyết định tham gia Cách mạng Tháng Hai Nga (1917) để lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Sa hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga.

Các thủy thủ dọn dẹp sàn tàu Rạng Đông. Ảnh: ITN

Một thời gian sau, một ủy ban cách mạng được thành lập trên tàu, và ông Aleksandr Belyshev được bầu làm thuyền trưởng. Hầu hết thủy thủ đoàn đã tham gia đảng Bolshevik, chuẩn bị cho cuộc cách mạng của những người cộng sản.

Ngày 25-10-1917, khi thời cơ đến, khẩu pháo trước mũi tàu đã từ từ quay thẳng nòng về phía Cung điện Mùa Đông rồi nổ một tiếng rền vang. Đây chính là ám hiệu để các lực lượng tiến thẳng vào sào huyệt của những kẻ tư sản.

Khi được hạ thủy, Tuần dương hạm Rạng Đông có độ choán nước gần 7.000 tấn, dài 127m, rộng gần 17m. Nó được trang bị động cơ hơi nước với công suất lên tới 11.610 mã lực và có thể hoạt động hơn 7000km - cực kì hiện đại so với các tàu chiến cùng thời.

Du khách đứng cạnh khẩu pháo lịch sử trên Chiến hạm Rạng Đông. Ảnh: ITN

Về vũ trang, ban đầu tàu được trang bị 8 ụ pháo 152mm, 24 ụ pháo 75mm cùng 3 ống phóng ngư lôi. Tới năm 1917, tàu được nâng cấp thêm 6 ụ pháo 152mm và lắp thêm 4 hệ thống pháo phòng không.

Sau Cách mạng Tháng Mười, tàu nằm ở bờ một thời gian ngắn. Tới năm 1922, tàu hoạt động trở lại với vai trò tàu huấn luyện của Hạm đội Baltic và thực hiện nhiều chuyến viếng thăm các cảng nước ngoài.

Chiến hạm Rạng Đông neo đậu cách Cung điện Mùa Đông chỉ vài trăm mét. 

Ngày 2-11-1927, tàu được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào năm 1941, chiến hạm Rạng Đông và thủy thủ đoàn tích cực tham gia bảo vệ  Leningrad. Tàu được cho neo đậu tại cảng Oranienbaum thuộc thị trấn Lomonosov, liên tục bị bắn pháo và ném bom. Ngày 30-9-1941, tàu bị thủng, ngập nước và mắc cạn tại nơi neo đậu.

Từ năm 1944, tàu Rạng Đông được trục vớt rồi sau đó sửa chữa và neo đậu ở cửa sông Neva như tượng đài của Cách mạng Tháng Mười cho đến ngày nay.

Thiện Minh (Tổng hợp)

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu miên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文