Mỹ bất ngờ công khai chi tiết vụ bắn hạ Su-22 của Syria
- Ngoại trưởng Nga: Mỹ nợ một lời giải thích về vụ bắn hạ Su-22
- "Hãi" tên lửa Nga, Australia tạm dừng hợp tác với Mỹ tại Syria sau vụ bắn hạ Su-22
- Quân đội Syria giải cứu thành công phi công Su-22 bị Mỹ bắn hạ1
- Mỹ lại tiếp tục bắn rơi máy bay Syria
Lầu Năm Góc ngày 21-6 công khai những chi tiết liên quan đến cuộc đối đầu giữa tiêm kích F/A-18E Super Hornet nước này với cường kích Syria Su-22 trên bầu trời phía Nam thành phố Raqqa hôm 18-6, CNN đưa tin.
Cụ thể, sáng 18-6, quân đội Mỹ khẳng định nhận được lời kêu cứu từ lực lượng phiến quân mà nước này hậu thuẫn tại Syria. Nhóm phiến quân này cho biết đang bị quân đội Chính phủ Syria tấn công dồn dập ở ngoại ô thị trấn Raqqa.
Một chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet trên tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Boeing |
Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng họ đã sử dụng đường dây nóng tránh xung đột kết nối với người Nga trong một nỗ lực nhằm thuyết phục quân chính phủ Syria rút lui nhưng không thành công. Ngay sau đó, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã điều lực lượng tới khu vực để bảo vệ nhóm phiến quân.
Khi tiếp cận khu vực, do phát hiện cường kích Su-22 của Syria đang bay trên khu vực phiến quân kiểm soát. Mỹ đã điều 2 chiếc F/A-18E Super Hornet từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đến để tấn công máy bay của quân đội Syria bên trong lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.
Một tiêm kích F/A-18E đã khai hỏa quả tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder nhắm vào cường kích Syria từ khoảng cách hơn 800 m, quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ. Tuy nhiên, quả tên lửa đầu tiên đã trượt mục tiêu khi chiếc Su-22 phóng bẫy nhiệt flare để tự vệ.
Phi công Mỹ tiếp tục khai hỏa lần hai từ phía sau bằng một tên lửa đối không tầm trung AM 120. Quả tên lửa phát nổ ngay phía sau đuôi cường kích Syria, khiến nó hư hỏng nặng và lao xuống đất. Viên phi công chiếc Su-22 đã buộc phải nhảy dù để đảm bảo tính mạng.
Ngay sau pha bắn hạ, quân đội Chính phủ Syria đã phát động chiến dịch và giải cứu thành công viên phi công lái chiếc cường kích Su-22 từ khu vực giao tranh căng thẳng với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Một chiếc Su-22 của quân đội Syria. Ảnh: Sputnik |
Quân đội Syria cũng khẳng định mục tiêu của họ là IS chứ không phải phiến quân thân Mỹ như cáo buộc Lầu Năm Góc.
Việc Mỹ tấn công trực diện Syria một lần nữa đã khiến Nga vô cùng tức giận, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống phòng không của nước này sẽ bắt đầu theo dõi các máy bay của liên quân do Mỹ cầm đầu hoạt động ở miền Trung Syria, bất kỳ máy bay nào bay ở phía Tây sông Euphrates đều bị coi là mục tiêu.
Ngoài ra Nga cũng chấm dứt hoạt động đường dây nóng ngăn ngừa va chạm trên vùng trời Syria ký kết với quân đội Mỹ.