Hé lộ dàn máy bay cực khủng của Nga xuât hiện tại triển lãm MAKS 2019

09:26 30/08/2019
Loạt mẫu máy bay do Nga chế tạo đã có dịp phô diễn kỹ năng khi ra mắt tại Triển lãm hàng không MAKS 2019, đáng chú ý là sự xuất hiện lần đầu tiên của máy bay tiêm kích tàng hình Su-57.

Tiêm kích Nga phô diễn kĩ năng tại MAKS 2019. Video: Youtube
Nga ngày 27-8 khai mạc triển lãm MAKS 2019 ở ngoại ô thủ đô Moscow. Triển lãm diễn ra mỗi hai năm này là dịp để Nga phô diễn những máy bay hiện đại nhất trong biên chế. MAKS 2019 dự kiến thu hút hơn 800 tập đoàn quốc phòng và hàng không dân sự cùng nửa triệu khách tham quan đến khi kết thúc vào ngày 1-9 tới.
MAKS 2019 gây chú ý đặc biệt bởi Nga sẽ lần đầu trưng bày tiêm kích Su-57E, bản xuất khẩu của tiêm kích tàng hình Su-57. Tại triển lãm, dàn chiến đấu cơ của Nga đã phô diễn nhiều kĩ năng ưu việt và giành được sự quan tâm lớn.
Truyền thông Nga nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức thể hiện mong muốn sở hữu mẫu chiến đấu cơ hiện đại này của người Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thậm chí đã đích thân cùng Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin thị sát mẫu Su-57.
Không xuất hiện trực tiếp, song Nga cũng mang đến MAKS 2019 mô hình máy bay chiến đấu không người lái Okhotnik-B Su-70. Okhotnik từng phô diễn kĩ năng bay thử cách đây vài tuần và đang được gấp rút hoàn thiện. Khi kết hợp cùng Su-57, cặp đôi máy bay này sẽ trở thành ác mộng với mọi đối thủ.
Một trong những chiến đấu cơ "hàng thửa" của Nga cũng gây chú ý tại MAKS 2019 là Su-30SM - phiên bản dành riêng cho Không quân Nga. Su-30SM có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa, diệt mục tiêu mặt đất và mặt biển, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm. Mỗi tiêm kích có thể mang 8 tấn vũ khí, trong đó có nhiều loại tên lửa đối không tầm xa, bom và tên lửa dẫn đường.
Tiêm kích Su-35S cất cánh thực hiện bài biểu diễn tại MAKS 2019. Mẫu máy bay là tiêm kích thế hệ 4++ hiện đại nhất được trang bị đại trà trong biên chế Không quân Nga và sẽ đóng vai trò xương sống trong lực lượng trên không cho đến khi những chiếc Su-57 được đưa vào hoạt động vài năm tới. 
Tiêm kích bom Su-34, còn gọi là "thú mỏ vịt" vì hình dáng đặc biệt. Mẫu máy bay là dòng tiêm kích bom hiện đại được chế tạo để thay thế cho máy bay ném bom chiến thuật Su-24 vốn đã khá già cỗi. Ngoài nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-34 còn có khả năng không chiến tốt nhờ trang bị các loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Các tên lửa thường được triển khai trên Su-34 gồm lửa chống hạm Kh-31A, Kh-59 và tên lửa diệt radar Kh-31P, tên lửa đối không tầm trung R-27ER..
Hãng Mikoyan của Nga thì mang đến MAKS 2019 gương mặt nổi bật nhất là tiêm kích đánh chặn MiG-35, bản nâng cấp sâu của tiêm kích đa năng MiG-29M2 và MiG-29K. Nó được trang bị hệ thống điện tử và vũ khí vượt trội, gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE có thể phát hiện máy bay đối phương trong tầm 200 km và tàu chiến từ khoảng cách 300 km, bám bắt 30 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. MiG-35 có 9 giá treo, mang được 7 tấn vũ khí. 
Ngoài tiêm kích, Nga sở hữu phi đội trực thăng quân sự hùng hậu. Tại MAKS 2019, dàn trực thăng cũng khiến khán giả trầm trồ khi cùng bay qua sân bay Zhukovsky. Các gương mặt tiêu biểu có thể kể đến là Kamov Ka-52, Mi-26, Mi-35, Mi-28NM "thợ săn đêm".
MAKS cũng có sự góp mặt của máy bay trinh sát tấn công không người lái Orion-E do tập đoàn Kronstadt, Nga phát triển. Nó có thể mang theo tải trọng vũ khí nặng 200 kg, gồm 4 bom dẫn đường nặng 50 kg. Orion-E có vai trò tương tự máy bay không người lái Predator của Mỹ. 
Các mẫu máy bay dân sự tại MAKS 2019 có thể kể tới các mẫu chữa cháy và chở khách cỡ lớn. Trong ảnh là máy bay Be-200ES của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga xả nước mô phỏng nhiệm vụ chữa cháy trước khán giả.
Gương mặt mới nhất và đáng chú ý nhất trong lĩnh vực hàng không dân dụng của Nga: MS-21 cũng có màn phô diễn tuyệt vời tại MAKS 2019. MS-21-300 do tập đoàn Irkut chế tạo, sử dụng động cơ do hãng Pratt & Whitney của Mỹ sản xuất và có thể chở 180 hành khách cho các hành trình dài.
Mẫu Sukhoi Superjet 100 tại MAKS 2019. Chiếc máy bay có thể chở 108 hành khách cho các hành trình ngắn và trung bình.Superjet 100
Mô hình máy bay chở khách CR-929, mẫu máy bay được Nga và Trung Quốc phối hợp sản xuất nhằm cạnh tranh trực tiếp với Airbus và Boeing. Dự kiến, những chiếc CR-929 đầu tiên sẽ xuất xưởng trong giai đoạn 2025-2027.
Ảnh: Marina Lystseva, News.cn, Reuters
Thiện Minh

Ngày 28/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Thị Ngọc Hằng (SN 1986, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Để tạo điều kiện tốt nhất về công tác mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư cũng như tham vấn ý kiến về vị trí hướng tuyến của dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua địa bàn, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực, khẩn trương rà soát và xây dựng phương án tối ưu nhất. Trước mắt, địa phương này cam kết đã đủ điều kiện để khởi công khu tái định cư đầu tiên vào ngày 19/8 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Ngày 26/6, Trung tướng Nguyễn Ngọc Vân, Phó Trưởng tiểu ban thường trực Tiểu ban Diễu binh diễu hành Bộ Công an, Tư lệnh Cảnh sát cơ động cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà, động viên gần 4.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các khối lực lượng Công an nhân dân tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 (A80) đang tập luyện tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Hoà Lạc, Hà Nội)

Để giải quyết mâu thuẫn từ trước, hai đối tượng rủ rê thêm đồng bọn đi xe máy đến điểm hẹn gây ra cuộc hỗn chiến với kết cục một người tử vong, ba bị can vào vòng tố tụng hình sự về tội danh giết người, nhiều đối tượng còn lại đang tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Một thẩm phán tại tiểu bang Colorado của Mỹ đã tuyên án một chủ nhà tang lễ, người đã giấu 191 thi thể tại cơ sở của mình, mức án tù 20 năm vì tội lừa đảo khách hàng và lừa đảo chính phủ liên bang.

Với chủ đề “Nâng tầm chuyên môn và mở rộng kết nối quốc tế” Liên hoan phim Châu Á – Đà Nẵng lần thứ III (DANAFF III) từ ngày 29/6 đến ngày 5/7 tại thành phố Đà Nẵng có bước phát triển vượt trội về quy mô, thời gian và nội dung hoạt động.

Sau 12 ngày giao tranh căng thẳng, ngày 23/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, ngay lập tức xuất hiện cáo buộc vi phạm từ cả hai phía. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận này được đưa ra khi Israel đã cơ bản hoàn thành mục tiêu quân sự, bao gồm các đòn tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.