Mỹ tính xét lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì thương vụ S-400
- Mua xong S-400, Thổ Nhĩ Kỳ "gạ" ông Putin cho cùng sản xuất S-500
- Vì sao Mỹ ra sức ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga?
- Sau S-400, Nga triển khai "lưới lửa" Pantsir-S1 đến trấn giữ Crimea
TASS ngày 19-6 đưa tin, dự luật yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẩn trương trình bày một báo cáo đặc biệt liên quan đến ảnh hưởng của thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga tới mối quan hệ Washington – Ankara cũng như các tác động của loại vũ khí do Nga sản xuất lên các thiết bị quân sự thuộc khối NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hoặc sắp sở hữu như tiêm kích F-35, F16; tên lửa Patriot; trực thăng H-60 Black Hawk.
Một tổ hợp S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik |
"Bộ trưởng Quốc phòng, tham vấn với Bộ trưởng Ngoại giao, phải gửi cho các ủy ban của quốc hội một bản báo cáo phù hợp về hiện trạng của mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ”, đạo luật nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh các vụ mua bán thiết bị quân sự cho Ankara sẽ tạm thời bị dừng lại, cho tới khi các bản báo cáo đặc biệt được đệ trình.
Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thông qua vụ mua bán một loạt tổ hợp S-400 Triumf trong một hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD. Hồi tháng 4, Nga-Thổ đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ bàn giao S-400. Ngoài ra, Moscow đã lập tức chuyển giao các bộ phận dự phòng, hệ thống radar, trạm chỉ huy và các phương tiện hỗ trợ tới Ankara.
Xe chở đạn của hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ảnh: Sputnik |
Thương vụ này bị Mỹ phản đối kịch liệt. Tháng trước, Thượng viện Mỹ yêu cầu cấm bán máy bay F-35 cho Ankara nếu các hệ thống S-400 vẫn được lắp đặt trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ankara tuyên bố họ không sợ lời đe doạ của Mỹ, đồng thời tính đến việc mua máy bay Su-57 của Nga để thay thế F-35.
Hiện tại, "rồng lửa" S-400 được coi là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất thế giới, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo ở độ cao 50 km, bay với vận tốc 17.000 km/h.