Mỹ triển khai tàu sân bay F-35 siêu đắt đầu tiên và hiện đại nhất
Hải quân Mỹ tự hào thông báo rằng, lực lượng đã triển khai tàu sân bay chiến đấu tàng hình F-35 đầu tiên đến khu vực Thái Bình Dương. USS Wasp đã rời Nhật Bản cùng với một phi đội máy bay chiến đấu siêu đắt trên tàu.
“Sự kết hợp F-35B Lightning II với USS Wasp thể hiện một trong những bước tiến quan trọng nhất về khả năng chiến đấu của lực lượng Hải quân-Thủy quân Lục chiến trong thời đại chúng ta”, Đô đốc Hải quân Brad Cooper cho biết trong một tuyên bố hôm .
Hải quân Mỹ khẳng định “đây là lần đầu tiên máy bay phản lực chiến đấu được triển khai trên một tàu Hải quân và cùng với một Đơn vị Khảo sát Hàng hải ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Một máy bay F-35B cất cánh từ sân bay trên tàu Wasp. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Tàu nhổ neo khởi hành từ căn cứ Hải quân ở Sasebo trên đảo Kyushu miền Nam Nhật Bản vào cuối tuần qua. Nó chở 6 biến thể máy bay F-35B cất cánh khẩn cấp và hạ cánh khẩn cấp thuộc Phi đội Máy bay chiến đấu VMFA-121 Thủy quân Lục chiến trên boong.
Chuyến đi diễn ra sau một năm căng thẳng leo thang giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên về các vụ thử tên lửa đạn đạo/hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
USS Wasp là một tàu tấn công đổ bộ có trọng lượng 40.000 tấn được Lực lượng Thủy quân Lục chiến phát triển dành cho hoạt động chiến tranh trên biển. Nó hoàn toàn khác biệt so với các tàu lớp Nimitz có trọng lượng 100.000 tấn và có thể chở 90 máy bay chiến đấu. Wasp chỉ chở tối đa 6 máy bay F-35B.
Với khoản chi 1,5 ngàn tỷ USD trong suốt thời gian phục vụ, F-35 là hệ thống vũ khí đặt tiền nhất từng được thiết kế ở Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho biết nó có hiệu năng kém hơn so với 3 mẫu máy bay phản lực được thiết kế để thay thế F-16 Falcon, F/A-18 Hornet, A-10 Warthog và AV-8 Harrier II jump-jet đã trải qua thử nghiệm.
Việc phát triển máy bay và chương trình dịch vụ cũng bị cản trở vì lý do kỹ thuật. Hôm 5-3, Lầu Năm Góc xác nhận 49% trong tổng số 280 máy bay chiến đấu F-35 đã được triển khai cho Không quân, Hải quân/Thủy quân Lục chiến cho đến nay vẫn đang phải chịu một loạt vấn đề về phần mềm và phần cứng.