Nga lần đầu tiên công bố bí mật vì sao Đức không thể sao chép Katyusha

06:45 09/05/2018

Có nhiều lúc chúng tôi phát điên vì hỏa lực tên lửa được phóng từ Xôviết, một sĩ quan Đức bị bắt cho biết, theo một báo cáo bằng văn bản về cuộc phản công của Hồng quân năm 1941. Ông đang nhắc đến Katyusha.

1. Sự Tuyệt mật của vũ khí

Katyusha được trình diện các quan chức tối cao Xôviết ngay trước cuộc chiến. Ban đầu, thiết bị có vài tên lửa gắn trên một xe tải đơn giản không mấy gây ấn tượng cho họ. Nhưng khi vũ khí bắn một loạt đạn, tất cả đều kinh ngạc. 

Người đầu tiên biểu lộ cảm xúc của mình là Bộ trưởng Quốc phòng Semyon Timoshenko, ông khiển trách cấp phó: “Tại sao đồng chí không báo cáo với tôi về việc có một loại vũ khí như thế này?”. 

Quyết định cuối cùng để sản xuất Katyusha được thực hiện một ngày trước khi Quân đội Đức vượt qua biên giới Xôviết vào ngày 21-6. Chỉ vài giờ trước cuộc chiến lãnh tụ Joseph Stalin “bật đèn xanh” sản xuất số lượng lớn vũ khí.

Hệ thống tên lửa Katyusha niềm tự hào-biểu tượng chiến thắng của Quân đội Nga. Ảnh: RT

Vũ khí mới là một sự phát triển bí mật. Mỗi hệ thống Katyusha được gắn một thiết bị nổ cho nên vũ khí có thể “tự phá hủy” trước khi quân đội Đức có cơ hội nào đó thu được nó. Các trung đoàn Katyusha được gọi là Lực lượng Pháo binh đảm bảo tính bí mật của hệ thống tên lửa.

2. Vũ khí “vô danh”

Tên chính thức của vũ khí là BM-13, BM là từ viết tắt theo tiếng Nga có nghĩa “cỗ máy chiến đấu” và 13 có nghĩa tên lửa có đường kính 13mm. Đơn vị thực nghiệm đầu tiên bao gồm 7 cỗ máy BM-13 dưới sự chỉ huy của Đại tá Ivan Flerov trong một trận chiến ở thành phố Orsha, Belarussia-cách phía Tây Moscow khoảng 500 km vào ngày 14-7-1941. Orsha là một trung tâm vận tải lớn bị Wehrmatch chiếm đóng.

Có nhiều binh sĩ và đạn dược tập trung ở đây. Trong lần đầu tiên sử dụng, Katyusha đã vượt qua mọi sự mong đợi của lãnh đạo quân đội Xôviết-trung tâm bị tàn phá. Các máy phóng tên lửa dội “bão lửa” khu vực và nhanh chóng rút đi. Chỉ huy Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Wehrmacht-Tướng Franz Halder viết trong nhật ký về sự kiện này:

Hệ thống có tên gọi chính thức là BM-13. Ảnh: RT

“Người Nga sử dụng một loại vũ khí cho đến nay chưa từng ai biết tên. Một trận bão đạn đốt cháy ga tàu Orsha, toàn bộ binh sĩ và thiết bị quân sự. Kim loại tan chay và mặt đất bị đốt cháy”.

3. Cực nhanh-cực nguy hiểm

Hiệu quả tàn phá và gây sốc cho kẻ thù là do khả năng Katyusha phóng hàng tấn đạn chỉ trong vài giây để bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của một Katyusha có thể so sánh với 70 khẩu pháo hạng nặng kết hợp. Tuy nhiên, không giống như pháo truyền thống, BM-13 có tính năng cơ động và có thể di chuyển nhanh giữa các điểm bắn. Điều đó giúp vũ khí khó bị kẻ thù theo dõi.

Tên lửa của Katyusha cũng được thiết kế để lại “dấu vết tối thiếu”, do đó khó có thể xác định vị trí và phản công. Từ năm 1942, vũ khí được gắn trên xe tải Studebaker của Mỹ mà Xôviết nhận được như một phần chương trình giảm nợ. Qúa mạnh mẽ và nhanh, Katyusha đã khiến kẻ thù hồn siêu phách tán.

Sau khi vũ khí mới chứng minh hiệu quả trong chiến đấu, nhiều đơn vị pháo binh mới được thành lập và hăng hái ra tiền tuyến tiêu diệt phát xít Đức. Katyusha trở thành một loại vũ khí phổ biến trong Quân đội Xôviết đồng thời là một trong những biểu tượng Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít tàn bạo trong Thế chiến II.

Đơn vị của Đại tá Flerov chuẩn bị tấn công Quân phát xít Đức ở Orsha. Ảnh: TASS

Đơn vị của Đại tá Flerov chiến đấu cho đến đầu tháng 10-1941 nhằm ngăn chặn Wehrmacht tấn công Moscow. Sau đó đơn vị của ông bị bao vây ở thành phố Vyazma cách phía Tây Moscow khoảng 300 km. Các chiến sĩ Hồng quân anh dũng chiến đấu ngoan cường đến giọt máu cuối cùng và phá hủy các cỗ máy chiến đấu để chúng không lọt vào tay kẻ thù. 

Quân phát xít Đức không thể bắt được bất kỳ thiết bị hoặc binh sĩ-vì đơn vị chiến đấu cho đến khi chiến sĩ cuối cùng hy sinh. Sau này, Đại tá Flerov và các chiến sĩ của ông được truy tặng tước phong Anh hùng Dân tộc Nga.

4. Đức thất bại trong việc tạo ra một bản sao

Người Đức điên cuồng tìm hiểu vũ khí mới của người Nga nhưng một thời gian dài họ không thể có Katyusha trong tay. Họ cho biết người Đức rất mong có một loại vũ khí tương tự và Tướng Otto Skorzeny được giao nhiệm vụ này. Nhưng khi cuối cùng Quân phát xít thu được Katyusha, chúng phát hiện ra rằng chúng không thể sao chép vũ khí. Người ta cho biết thứ người Đức không thể phát triển chính là loại thuốc súng đặc biệt được sử dụng trong các tên lửa của Xôviết.

Katyusha dội bão lửa tiêu diệt Quân phát xít Đức ở Orsha. Ảnh: TASS

Quân đội phát xít Đức cố tạo ra một hệ thống tương tự-Nebelwerfer-một loại pháo có 6 ống phóng. Tuy nhiên, nó không thể triển khai nhiều tên lửa như Katyusha, không có tính cơ động, tầm bắn ngắn hơn và sau khi bắn để lại vệt dài trên bầu trời để lộ vị trí. Người Đức đã thất bại hoàn toàn trong việc thiết kế ra hệ thống tên lửa để đáp trả lại Katyusha.

5. Tên cô gái "Katyusha"

Tại sao vũ khí được gọi là Katyusha? Vâng, Katyusha là một bài hát phổ biến vào thời điểm đó. Đó cũng là cái tên chung để chỉ một cô gái Nga mong chờ người yêu đang giữ biên cương tổ quốc.

Một câu chuyện khác cho biết chữ “K” được đặt trên khung máy vì được sản xuất bởi nhà máy Kominterm ở thành phố Vorohezh. Theo truyền thuyết thứ 3, Katyusha là tên bạn gái của một chiến sĩ Hồng quân.

Phạm Trúc

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文