Nga nối dài "cánh tay" cho Sukhoi T-50
- Nga tiết lộ “bộ óc” tạo nên sức mạnh vô đối máy bay chiến đấu T-50
- Từ 20-7: Điều chuyển nốt 50 tuyến xe khách ở Mỹ Đình về Giáp Bát
- Nga sắp biên chế T50, S-500 cho quân đội để đối trọng với NATO
Theo minh họa từ một bài thuyết trình của Bộ Quốc phòng Nga thì loại UAV đang được phát triển và nó sẽ sử dụng khung thân dạng cánh bay tương tự như loại máy bay tàng hình B-2 của Mỹ.
Dự án mới được đặt tên là "Thợ Săn". Các công nghệ sử dụng trên loại chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 PAK FA cũng có mặt trên chiếc Thợ Săn. Đặc biệt phạm vi hoạt động của Thợ Săn có thể được mở rộng lên tới 6.000km (nếu được tiếp dầu trên không).
Mô hình UAV Thợ Săn. |
Thợ Săn sử dụng loại động cơ AL-31F vốn là động cơ chính của dòng máy bay Sukhoi Su-27. Theo kế hoạch Thợ Săn sẽ bay thử nghiệm vào năm 2018 và đi vào phục vụ trong 2 năm sau đó.
Trước đó tập đoàn MIG cũng từng giới thiệu một UAV có tính năng tương tự là Scat, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định chọn dự án Thợ Săn của Sukhoi. Có thể dự án Thợ Săn sẽ sử dụng nhiều công nghệ từ UAV Scat.
Một máy bay như Thợ Săn sẽ giúp nối dài cánh tay của T-50 PAK FA. Một máy bay chiến đấu thế hệ 5 kết hợp với nhiều UAV tàng hình khi tác chiến vốn là mô hình được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới dự đoán từ nhiều năm trước.
Cụ thể, một máy bay như T-50 muốn khả năng tàng hình thì chỉ mang được một số lượng vũ khí hạn chế bằng các khoang kín trong thân máy bay. Tuy nhiên nhờ có các công nghệ liên lạc hiện đại, T-50 có thể đóng vai trò trung tâm chỉ huy trên không điều khiển các UAV như Thợ Săn tấn công các mục tiêu khác nhau.
Mô hình chiến đấu này cũng được Pháp nghiên cứu để áp dụng cho máy bay Rafale. |
Mô hình chiến đấu này giúp một máy bay chiến đấu thế hệ 5 có khả năng tiến công đa dạng ngang ngửa một phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4; giúp nó thực hiện được nhiều nhiệm vụ từ đối không, đối hải, đối đất, tuần tra... Hơn nữa, phi công không gặp nhiều nguy hiểm khi không cần lại quá gần các mục tiêu.