Su -57 của Nga có phải là đối thủ F-22 của Mỹ?

07:15 28/02/2018

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều động máy bay phản lực tàng hình bí mật nhất Su-57 để chống lại cỗ máy chiến tranh hiện đại nhất mà Mỹ đang có. 

Đó là một máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất với nhiều tên gọi. Đó là PAK FA, tức pháo đài không kích tầm xa; đó từng là T-50, còn bây giờ là Su-57. Đó là câu trả lời từ Nga đối với máy bay chiến đấu tàng F-22 “Raptor” hiện đại nhất của Mỹ.

Bây giờ, hơn 15 năm sau khi F-22 đi vào phục vụ Không quân Mỹ, Nga đang tiến trên con đường phát triển tổ hợp công nghiệp không lực hoàn hảo nhất có thể chống lại mọi đối thủ ở Syria.

Theo các phân tích quân sự phương Tây, máy bay Su-57 của Nga có những ưu điểm nổi trội hơn F-22 Raptor của Mỹ. Đồ họa: Defense News

F-22 đối mặt với Su-57. Đó chính là cuộc đối mặt cuối cùng giữa phương Đông và phương Tây.

Hiện có từ 2-4 máy bay Su-57 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm chiến đấu đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia, Syria nằm ven bờ Địa Trung Hải.

Điều này đã gây bất ngờ cho phương Tây.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng chỉ có 2 trong 4 chiến đấu đã hoàn thiện hệ thống điện tử, cảm biến và hàng không để giúp chúng có khả năng chiến đấu.

Chỉ có một chiếc được tin sử dụng động cơ mới có thể giúp máy bay chiến đấu Nga bay cực nhanh và đạt khoảng cách rất xa..

Tuy nhiên, cần biết rằng Su-57 là một chương trình bí mật. Bất ngờ luôn đến trong một thời điểm rất tình cờ.

Moscow đã bắt đầu hoạt động sản xuất ban đầu để cho ra đời 12 máy bay chiến đấu tàng hình Su-57. Những máy bay này có thể liên tục được nâng cấp tiêu chuẩn chiến đấu hoặc liên tục thẻ nghiệm công nghệ để tìm ra giải pháp tốt nhất. Chưa có gì để nói cho đến trước năm 2019.

Nhưng, có 4 máy bay chiến đấu mới nhất của Nga sẽ sớm hoạt động trên chiến trường chống khủng bố ở Syria.

Ngay từ đầu, Su-57 đã được thiết kế để trở thành “thợ săn” F-22. Để đạt được mục tiêu đó, chiến đấu cơ của Nga được trang bị công nghệ tìm kiếm đối thủ nhanh nhất và khả năng tàng hình hầu như tuyệt đối.

Video phân tích công nghệ và khả năng chiến đấu nổi trội của Su-57. Nguồn: Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN)

Nó có đầy đủ hệ thống mod-cons (động cơ- điện tử) mới nhất. Dữ liệu liên kế và cảm biến tích hợp được lập trình vi tính. Công nghệ chiến tranh điện tử và vật liệu tổng hợp hiện đại nhất để chế tạo nên thân máy bay.

Ngược lại, F-22 của Mỹ được thiết kế để phản xạ bước sóng radar tối thiểu

Điều này sẽ không làm cho nó trở nên “vô hình”. Nó chỉ có thể giảm đáng kể khoảng cách đối với bất kỳ tín hiệu radar đủ mạnh cũng đủ để “nhìn” thấy chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ.

Moscow đã cho Su-57 nhiều cặp “thiên nhãn” khác nhau để phát hiện nhanh hệ thống phòng không hoặc máy bay tàng hình của kẻ thù.

Su-57 sử dụng radar ăng-ten phát nhiều băng tần khác nhau. Chúng có thể nhận biệt, xác định, và radar hoạt động từ mọi hướng. Đó chính là ưu thế công nghệ radar Array N036 Byaeka.

Nói chúng, người ta cho rằng nếu Su-57 và F-22 ở khoảng cách 50 km, chúng sẽ phát hiện ra nhau. Điều này chưa được chứng nhận.

Tuy nhiên, Su-57 không chỉ sử dụng “thế đánh” radar chống radar để chống lại hoặc làm nổ tung máy bay địch trên không trung bằng xung lực điện tử. Nó còn có hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại, có thể tìm dấu vết trên bầu trời, chẳng hạn khí phát thải từ động cơ, thậm chí là lực ma sát cất cánh trong không khí để biết đó là loại máy bay quân sự nào. F-22 của Mỹ chưa có khả năng như vậy.

Thậm chí, nó còn được trang bị cảm biến điện tử-quang học tăng cường. Cảm biến này cho phép phi công sử dụng “mắt thần” Mk1 Eyball để phát hiện nhanh một máy bay phản lực tàng hình.

Phạm Trúc

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文