Những hình ảnh thảm khốc vụ tai nạn tàu ngầm Kursk của Nga

08:11 12/08/2018
Cách đây đúng 18 năm, 2 vụ nổ lớn liên tiếp đã xảy ra bên trong tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga, khiến nó nhanh chóng chìm sâu xuống đáy biển, mang theo sinh mạng của 118 thủy thủ...
Khoảng 11h30p ngày 12-8-2000, trong khi đang tập trận bắn đạn giả trên biển Barents, hai vụ nổ lớn liên tiếp đã bất ngờ xảy ra bên trong chiếc tàu ngầm hạt nhân K-141 “Kursk” của Hải quân Nga. Vài phút sau, Kursk đã từ từ chìm sâu xuống đáy biển Barents. Bất chấp hàng loạt biện pháp cứu giúp được tiến hành nhanh chóng, người Nga đã không thể làm gì hơn, toàn bộ 118 thủy thủ và sĩ quan đã hy sinh.             
Lần cuối cùng con tàu được nhìn thấy nổi lên ở cảng là khoảng 5 giờ sáng ngày 12-8-2000. Tại khu vực Severomosk, Hạm đội phương Bắc, con tàu đã chậm rãi tiến từ cảngMurmansk ra biển Barents trong một cuộc tập trận bắn ngư lôi giả. Tham gia cùng K-141 Kursk còn có một tàu khác thuộc lớp Typhoon và K-114 “Tula” (thuộc lớp Delta IV). 
Khoảng 11h30 ngày 12-8-2000, cả hạm đội nghe thấy một tiếng nổ từ bên dưới lòng biển, nguyên nhân ngay lập tức được xác định. Gần như ngay sau đó, người ta đã nhận được tin dữ: K-141 phát thông báo khẩn cho biết có tiếng nổ trong khoang phóng ngư lôi.
Sau 2 vụ nổ, các thủy thủ trên K-141 đã tập trung vào khu vực mà họ cho là an toàn nhất. Thuyền trường của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót. Họ cũng dùng nhiều cách để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất nước quá lớn: Tàu đã chìm xuống độ sâu 108m.
Bất chấp mọi nỗ lực, người Nga đã thất bại, toàn bộ 118 thủy thủ và sĩ quan đã hy sinh. Vì nhiều lý do, Nga đã tự mình làm mọi thứ mà không chấp nhận đề xuất giúp đỡ từ phía Anh và Na Uy. Trong khi đó, Mỹ cũng đã âm thầm cử một hạm đội đến khu vực nhưng đã vấp phải sự phản đối của Nga vì để đảm bảo công nghệ chiến lược trên K-141 “Kursk”.
Tới năm 2002, gần 2 năm sau thảm họa, chiếc K-141 mới  được trục vớt bởi 2 công ty của Hà Lan với chiếc xà lan khổng lồ Giant 4. 
Trong suốt 18 năm qua, rất nhiều giả thuyết khác nhau về tai nạn của chiếc tàu ngầm hạt nhân tối tân Kursk đã được đưa ra, nhiều người cho rằng thảm họa xảy ra do có lỗi trong phần thiết kế hay Nga đã vi phạm những quy định bảo dưỡng và cất giữ vũ khí. 
Có giả thuyết thì cho rằng tàu ngầm Kursk của Nga bị một tàu ngầm của Mỹ đang hoạt động trên biển Barents bắn nhầm và hai bên đã thương thảo để "ém chặt" vụ việc nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự có thể đẩy cả thế giới vào cảnh đen tối.
Trong khi đó, theo kết luận cuối cùng của Ủy ban Điều tra của Chính phủ Nga, nguyên nhân của vụ chìm tàu là do một vụ nổ xảy ra trong khi tàu đang chuẩn bị phóng thủy lôi vào một mục tiêu giả định khi tập trận.
Vụ nổ đã khiến con tàu bị gãy làm đôi, khiến nước nhanh chóng tràn vào các khoang kĩ thuật và làm hư hỏng mọi hệ thống kĩ thuật trên tàu. Tuy nhiên, khoang vũ khí, vốn có thể gồm một vài tên lửa hạt nhân, đã không bị hư hại. Trong ảnh là một quả tên lửa hiện đại vẫn còn nguyên vẹn bên trong một khoang chứa trên chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga.
Vào năm 2002, trong một buổi lễ tưởng niệm các sĩ quan và thủy thủ hy sinh trong tai nạn K-141 “Kursk”. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân và thân nhân của các sĩ quan, thủy thủ hy sinh trên chiếc K-141.
Ngày 22-8-2000, Tổng thống Putin ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23-8 năm đó là ngày Quốc tang để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk.
Tai nạn của K-141 “Kursk” là một trong những tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử Hải quân nước Nga và thế giới. Bên cạnh nỗi đau, nhiều người cho rằng đó là cả sự nuối tiếc cho một trong những phương tiện hạt nhân hiện đại bậc nhất trên thế giới.
Dù vậy, có một điều mà người ta luôn chắc chắn, đó là những thủy thủ trên chiếc tàu ngầm xấu số đã hoàn thành nhiệm vụ tới giây phút cuối cùng, còn người Nga thì luôn nhớ đến họ như những anh hùng của Tổ quốc.
Thiện Minh (Tổng hợp)

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Ngày 24/12, Công an phường 1, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phối hợp với chị Lê Thị Kim Ngân (SN 1984, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) trả lại 4 cây vàng 9999 cho người đánh rơi.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文