Quân đội Mỹ muốn biến cá mập thành “chiến binh đánh bom tự sát”

15:15 16/08/2016
Quân đội Mỹ từng chi ngân sách khổng lồ để biến cá mập sát thủ thành những “chiến binh đánh bom tự sát” được điều khiển từ xa trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một tư liệu vừa tiết lộ vào ngày 16-8.


Tiết lộ gây kinh ngạc đã được hé mở trong công trình nghiên cứu về một cuốn sách mới có tên gọi Chiến binh không chuyên: Khoa học Chiến tranh khiến con người ngạc nhiên của tác giả Mary Roach.

Ý tưởng đó là những quả bom sẽ được gắn vào cá mập sẽ đeo một thiết bị đặc biệt trên đầu có la bàn và có thể giao tiếp với trung tâm điều khiển đặt trên tàu chiến gần đó.

Điện cực cũng được cấy vào vây cá mập để nối với thiết bị gắn bom. Nếu cá mập bơi ra ngoài khơi, hộp thiết bị sẽ truyền sốc điện đến cá mập bên cạnh để bơi đến mục tiêu mong muốn.

Quân đội Mỹ từng muốn huấn luyện cá mập thành "chiến binh đánh bom tự sát".

Báo cáo của tác giả Tình báo Quân sự Mỹ nhấn mạnh chuyên gia cá mập kiêm cựu giám đốc Trung tâm Khoa học hàng hải Mote cùng kỹ sư James Snodgrass cho biết cá mập được chọn thay cho cá heo vì chúng quá “thông minh”, cho nên thường không tuân lệnh.

Thông tin chi tiết về báo cáo có tên gọi kế hoạch Headgear được phát triển từ năm 1958-1967.

Tuy nhiên, dù cho gây ngạc nhiên, những con cá mập trước đó được huấn luyện, sau đó thử nghiệm trong bể bơi đã cho kết quả đáng thất vọng, vì cá mập không chơi bóng.

Nếu tín hiệu điện tử truyền đến cá mập quá yếu, nó sẽ từ chối , tuy nhiên, nếu tín hiệu quá mạnh, cá mập sẽ bắt đầu chuyển động điên cuồng và sẽ bất tuân lệnh.

Cuối cùng, không có con cá mập nào tiếp tục bơi hướng đến một mục tiêu địch như chỉ huy mong muốn hơn 30 phút.

Báo cáo cũng tiết lộ một nghiên cứu riêng biệt khác được một nhóm chuyên gia quân đội Mỹ thực hiện cho thấy cá mập không muốn “vác bom” trên lưng để tấn công tàu ngầm/tàu chiến. Quân đội Mỹ ngậm ngùi thừa nhận: “Chúng không phải những còn lừa” và kế hoạch được tuyên bố thất bại.

Dự án là một trong những biện pháp đối phó với “Hải đội” cá heo của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.

Phạm Trúc

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tổ chức 17/5, đại diện Cục CSGT, Bộ Công an đã trả lời về nồng độ cồn do uống nước hoa quả, sirô trong xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. 

Tối 18/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khoa Minh về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文