Quân đội những nước nào có nhiều “bóng hồng” nhất?

11:03 03/10/2018
Theo ghi nhận của lịch sử, nữ giới bắt đầu phục vụ chính thức trong quân đội từ khoảng 400 năm trước ở châu Âu. Trong thời đại ngày nay, việc nữ giới phục vụ trong quân đội đã trở lên bình thường…
Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều nữ giới phục vụ quân đội nhất. Tính tới năm 2012, trong quân đội Mỹ có tới 14% nữ giới - tương đương quân số 165.000 người - phục vụ trong mọi vị trí, bao gồm cả lính trực chiến ở Iraq hay phi công tiêm kích. Ảnh: Wonderlist.
Quân đội Cộng hoà Séc cũng có sự phục vụ của nhiều nữ quân nhân. Bắt đầu nhận nữ giới vào quân đội kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngày nay những nữ quân nhân Cộng hoà Séc nổi tiếng nhất ở vị trí phi công. Đây cũng là một trong những quốc gia có nhiều nữ phi công nhất châu Âu. Ảnh: Wonderlist.
Ba Lan hiện tại có khoảng 2.500 nữ quân nhân phục vụ trong quân đội. Điều đáng nói ở đây là nữ giới trong quân đội Ba Lan không bị giới hạn binh chủng, họ có thể tham gia vào Không quân, Hải quân hay thậm chí là cả lực lượng đặc biệt miễn đạt yêu cầu về sức khoẻ... như nam giới. Ảnh: Wonderlist.
Mặc dù nước Anh mới chỉ bắt đầu nhận nữ giới vào quân đội từ những năm 1990 của thế kỷ trước, tuy nhiên số lượng nữ giới phục vụ trong quân đội Anh cũng khá đông. Nữ giới trong quân đội Anh cũng chỉ được phục vụ trong ba binh chủng đó là Lục quân, Thuỷ quân Lục chiến và Không quân. Ảnh: Wonderlist.
Một điều bất ngờ thú vị khi Pakistan cũng nằm trong danh sách này. Bắt đầu nhận nữ giới vào quân đội từ năm 1947, tới năm 2006, Pakistan đã là một trong những quốc gia châu Á có nữ giới phục vụ quân đội đông nhất. Nữ giới cũng xuất hiện trong gần như mọi binh chủng của quân đội Pakistan, bao gồm cả các binh chủng đặc biệt như dù, hải quân,... Ảnh: Wonderlist.
Có luật nghĩa vụ quân sự với cả nam lẫn nữ, quân đội Israel hiện tại là một trong những lực lượng có tỷ lệ nữ giới phục vụ cao nhất thế giới - lên tới 31%. Nữ giới ở Isreal buộc phải phục vụ quân đội khi bước qua tuổi 18, thời gian phục vụ tuỳ từng binh chủng có thể kéo dài tới 21 tháng. Ảnh: Wonderlist.
Quân đội Hy Lạp cũng có số lượng nữ quân nhân phục vụ rất đông và toàn bộ trong số họ đều là lính tình nguyện. Nam giới Hy Lạp buộc phải phục vụ quân đội tối thiểu 9 tháng khi bước qua tuổi 18 trong khi đó, nữ giới cũng hoàn toàn có thể xung phong nhập ngũ với thời gian tương đương. Ảnh: Wonderlist.
Nữ giới đã phục vụ trong quân đội Australia từ năm 1899. Trải qua hơn 100 năm phục vụ quân đội, đã từng có rất nhiều vị trí cao cấp trong quân đội nước này là do nữ quân nhân đảm nhận. Ảnh: Wonderlist.
Nối tiếp truyền thống của Liên Xô, Nga cũng trở thành một quốc gia với quân đội chào đón nữ giới phục vụ - như một cách để đề cao việc bình đẳng giới trong xã hội. Tuy nhiên, một vài binh chủng của Nga như binh chủng tàu ngầm lại cực kỳ hạn chế nhận nữ giới. Ảnh: Wonderlist.
Romania cũng là quốc gia có số lượng nữ giới nhập ngũ đông vào bậc nhất Đông Âu. Người ta cho rằng, truyền thống này được Romania nối tiếp từ sự ảnh hưởng của Liên Xô cũ trước đây. Ảnh: Wonderlist.
V.Cường (tổng hợp)

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文