Hãi tên lửa Triều Tiên, Hàn Quốc phải nhờ đến công nghệ S-400 của Nga
- Nga hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran
- Nga triển khai tên lửa S-400 ở tỉnh Kaliningrad
- Tàu chiến Mỹ, Nhật, Hàn dàn hàng đợi tên lửa Triều Tiên
- Hàn Quốc khoe nhiều loại vũ khí mới tự sản xuất
Để đáp trả việc Triều Tiên triển khai tên lửa hạt nhân và tàu ngầm, Hàn Quốc đã mở rộng ngành công nghiệp sản xuất vũ khí kết hợp công nghệ Nga. Một trong những dự án quan trọng là hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa đất đối không M-SAM Cheolmae-2 từ tầm trung cho đến tầm xa.
Hàn Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn được mọi mối đe dọa tấn công tên lửa từ Triều Tiên, bằng cách áp dụng công nghệ hệ thống tên lửa S-300 của Nga cho SLBM tự sản xuất. Theo Tiến sĩ Lee Choon geun, nhà nghiên cứu cấp cao công tác tại Viện Khoa học & Công nghệ Seoul, Hàn Quốc nên sử dụng công nghệ ổn định hơn từ hệ thống S-400.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga |
S-400 là một hệ thống tên lửa hiện đại sử dụng công nghệ phóng “mã hóa lạnh”, nó rất quan trọng đối với tàu ngầm Jangbogo-Ill thế hệ mới nặng 3.000 tấn của Hàn Quốc. Cơ chế phóng lạnh cho phép tên lửa đạn đạo được bắn từ dưới nước. Một quan chức cấp cao quân đội Hàn Quốc cho báo Joongang biết hoạt động phát triển hệ thống SLBM mới dự kiến được hoàn tất vào năm 2020.
Joongang đưa tin kho vũ khí hiện tại của Hải quân Hàn Quốc bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM). Tuy nhiên, vì những nỗ lực từ Triều Tiên phát triển công nghệ SLBM sắp hoàn thành, nhu cầu phản ứng của quân đội Hàn Quốc trở nên cấp thiết.
“Mặc dù, SLBM có thể không đạt độ chính xác bằng SLBM, loại tên lửa này được trang bị một hệ thống điều hướng, tốc độ và sức công phá của nó rất lớn”, ông Kim Hyeok-soo, cựu đô đốc Hải quân Hàn Quốc cho biết. “Phát triển SLBM bay nhanh và có công nghệ tàng hình sẽ cho phép Hải quân Hàn Quốc giáng một đòn mạnh về phía Triều Tiên, trước khi tình hình leo thang đến cấp độ khẩn cấp.
Hải quân Triều Tiên |
Trong khi đó, M-SAM đang được phát triển bởi Tập đoàn Samsung và nhà thầu công nghệ điện tử quốc phòng Thales Group của Pháp. Ông Richard Weitz, giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự Học viện Hudson (Mỹ) viết: “M-SAM sẽ sử dụng công nghệ tên lửa S-400 được cung cấp từ Tập đoàn Almaz-Antey, bao gồm thông tin độc quyền từ radar X-band đa chức năng. Hệ thống tên lửa dẫn đường do Tập đoàn LG phát triển cũng sẽ sử dụng một số yếu tố thiết kế của Nga”.
Tên lửa M-SAM Cheomae-2 được thiết kế để tấn công, tiêu diệt cả tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu. Nếu Hàn Quốc có khả năng đạt được bất kỳ tiến bộ khoa học quốc phòng gần mức hệ thống tên lửa S-400, họ sẽ có vũ khí đáng sợ để biến kho vũ khí của Triều Tiên thành….đống sắt vụn.
Hải quân Hàn Quốc |
Với phạm vi theo dõi lên đến 600km và khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 400km với tốc độ siêu nhanh 17.000 km/giờ-nhanh hơn mọi loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại, S-4000 thật sự là một loại vũ khí hủy diệt.
Nga triển khai hệ thống S-400 đầu tiên vào năm 2010, mỗi một tiểu đoàn có 8 dàn phóng, 1 trung tâm chỉ hủy, 1 trạm radar và hàng chục tên lửa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
“Nhờ khả năng diệt mục tiêu tầm xa và tác chiến điện tử hiệu quả, S-400 là hệ thống có thể thay đổi cục diện chiến trường”, ông Paul Giarra, chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược & Chuyển giao toàn cầu trả lời phỏng vấn Báo Tin tức Quốc phòng Mỹ ngày 27-6.